THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:23

Vì sao con người hay chớp mắt

Con người luôn chớp mắt không ngừng nghỉ. Trung bình một người lớn chớp mắt khoảng 12 lần mỗi phút. Mỗi lần chớp mắt, một hỗn hợp các chất được tiết ra từ khóe mắt có tác dụng rửa sạch và bôi trơn đôi mắt. Hỗn hợp này bao gồm dầu và các chất nhờn, giúp cho con ngươi khỏi bị khô.

Ngoài việc bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, hành động này còn giúp ngăn ngừa mắt phải tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố có hại, như ánh sáng chói lòa.

Vì sao con người hay chớp mắt - Ảnh 1.

Điều này giải thích tại sao chúng ta thường chợp mắt nhiều hơn vào những ngày nhiều gió hoặc hanh khô.

Nhưng câu hỏi đặt ra là mặc dù một lần chớp mắt chỉ mất khoảng một phần mười giây, việc mất đi 10% thị giác trong ngày có ảnh hưởng tới hoạt động của chúng ta không? Tại sao con người không mất thị giác hoàn toàn khi chớp mắt?

'Ngắt' sự tập trung

Bộ não cực giỏi trong việc đánh lừa chúng ta. Lí do tại sao chúng ta không mất thị giác hoàn toàn khi chớp mắt cũng một phần giống như việc bạn không thể nhìn thấy mũi của chính mình, kể cả khi nó đứng ở vị trí chình ình ngay đằng trước.

Bộ não của chúng ta chủ động bỏ qua nó, như thể nó không ở đó. Tương tự như vậy, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não đã chủ động ngắt tạm thời khi chúng ta chợp mắt, giúp cho chúng ta không cảm nhận được bóng tối khi chợp mắt, như thể hành động này chưa bao giờ diễn ra.

Vì sao con người hay chớp mắt - Ảnh 2.

Não bộ cũng sẽ bị mù tạm thời mỗi khi mắt chúng ta di chuyển. Để hạn chế việc tầm nhìn bị mờ đi, hình ảnh được ức chế trong cầu mắt mỗi khi nó di chuyển.

Chớp mắt đem lại cho chúng ta một quãng nghỉ ngơi ngắn trong quá trình dài làm việc tập trung cao độ. Mệt mỏi chính là lí do tại sao chúng ta chớp mắt nhiều hơn khi đã đọc sách trong nhiều giờ liên tục. Và nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng tần suất chớp mắt sẽ ít hơn nhiều khi chúng ta mới bắt đầu đọc.

Những điều thú vị về mắt

1. Cho dù trẻ sơ sinh có làm ồn ào đến mức nào cũng không thể sản sinh ra nước mắt khi chúng khóc được: vì ống dẫn nước mắt chỉ bắt đầu hoạt động khi trẻ được 4 đến 13 tuần tuổi mà thôi.

2. Cả hai mắt đều có một điểm mù nhỏ nằm ở phía sau võng mạc nơi có gắn các dây thần kinh thị giác, tuy nhiên bạn sẽ không thể nhận ra được vì đôi mắt sẽ hoạt động cùng nhau để lấp đầy điểm mù trong tầm nhìn.

3. Nếu mắt của bạn màu xanh thì bạn có chung nguồn gốc tổ tiên với mọi người cùng có mắt màu xanh trên toàn thế giới! Khoảng 6.000 - 10.000 năm trước đây, đôi mắt của tất cả mọi người đều là màu nâu cho đến khi có người đột biến gien làm cho đôi mắt của họ màu xanh.

4. Nếu bạn đeo những chiếc kính đảo ngược hình ảnh, não của bạn sẽ điều chỉnh đúng tầm nhìn và thấy hình ảnh theo hướng đúng thực tế.

5. Giác mạc của con người rất giống với giác mạc của cá mập nên trong một số trường hợp, người ta dùng giác mạc của cá mập để thay thế trong phẫu thuật mắt người.

6. Bạn chảy nước mũi khi khóc là do nước mắt chảy xuống mũi đó.

7. Mascara gây tổn thương mắt nhiều nhất trong số các loại mỹ phẩm.

8. Trong số tất cả các cơ thì cơ điều khiển đôi mắt là hoạt động nhiều nhất. Các cơ giúp mắt di chuyển được là các cơ nhanh và mạnh nhất trong cơ thể: chúng mạnh hơn gấp 100 lần so với cần thiết.

Vì sao con người hay chớp mắt - Ảnh 3.

9. Trung bình mắt chớp 17 lần mỗi phút, 14.280 lần mỗi ngày và 5.2 triệu lần mỗi năm. Khi nói chuyện bạn sẽ chớp mắt nhiều hơn và chớp ít hơn khi bạn xem màn hình máy tính hoặc giấy tờ, đây cũng là lý do khiến mắt dễ mệt mỏi hơn.

10. Mọi người thường đọc chậm hơn 25 lần khi nhìn chữ trên màn hình máy tính so với nhìn trên giấy.

11. Đôi mắt con người có thể phân biệt được 500 sắc thái của màu xám.

12. Tất cả trẻ con vừa sinh ra đều bị mù màu và con trai sẽ dễ mắc chứng mù màu hơn con gái.

13. Công nghệ quét võng mạc đang trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng nhiều cho các mục đích an ninh: một dấu vân tay có 40 đặc điểm độc đáo, trong khi một mống mắt có đến 256 đặc điểm.

14. Đồng tử sẽ tăng kích cỡ khi ta chịu cảm xúc mạnh, ví dụ như sự cuốn hút, giận dữ và thích thú. Con ngươi của đôi mắt mở to đến 45% khi chúng ta nhìn vào người mình yêu.

15. Mắt có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc: Nó có thể lọc bụi bẩn và làm lành vết trầy xước giác mạc trong vòng 48 tiếng.

16. Mắt là cơ quan phức tạp thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau bộ não.

17. Chức năng của nước mắt là để giữ cho mắt sạch, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao chúng ta khóc khi buồn.

18. Người ta nói "trong chớp mắt" bởi nó là cơ nhanh nhất trong cơ thể. Một cái chớp mắt thường kéo dài 100-150 mili giây, có thể chớp mắt năm lần trong một giây và trung bình mỗi năm chúng ta chớp mắt 5.2 triệu lần.

19. Mắt chúng ta có thể nhận ra 10 triệu màu sắc, nhưng không thể nhận ra tia cực tím hoặc tia hồng ngoại.

20. Khoảng một nửa bộ não được sử dụng cho mục đích nhìn, chứ không phải với đôi mắt. Trong nhiều trường hợp, nhìn mờ hay kém không phải tất cả là do mắt. Do có thể một cái gì đó đi sai trong vỏ não thị giác của bộ não.

BP (sưu tầm)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh