THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:29

Vì sao cần bảo dưỡng bình nước nóng, cây nước nóng lạnh?

 

Cần bảo dưỡng, làm sạch bình nước nóng

Qua thời gian sử dụng lâu ngày, bên trong bình nước nóng sẽ bám một lớp cặn dày màu trắng đục. Đây là canxi và các tạp chất có trong nước kết tạo thành. Lớp cặn bẩn này bám vào sợi đốt làm giảm hiệu quả hoạt động của bình nước nóng, thường phải mất nhiều thời gian và hao tổn nhiều điện năng mới có thể làm nóng nguồn nước. Thậm chí nếu không được bảo dưỡng, vệ sinh bình nước nóng định kỳ, còn khiến bình gặp các sự cố hư hỏng, khó chữa như bị thủng, chảy nước, rò điện gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. 

  

Cần thường xuyên bảo dưỡng bình nước nóng.

 

Quá trình sử dụng bình nước nóng, nên bảo dưỡng định kỳ 1 hoặc 2 lần/năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Nếu sử dụng bình nước nóng thường xuyên hoặc nguồn nước sinh hoạt trong gia đình có nhiều cặn thì tốt nhất nên bảo dưỡng, xả cặn đều đặn 6 tháng/1 lần. Đặc biệt ở những khu vực mà nước nhiễm phèn hoặc có nhiều tạp chất thì người sử dụng càng phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh bình nước nóng.

Để bảo dưỡng, làm sạch bình nước nước nóng, nên thực hiện theo các bước: Tháo bình nước nóng để vệ sinh, ngắt nguồn điện; Tháo rơ-le điều chỉnh nhiệt độ của máy ra khỏi bình nước nóng, sau đó, làm sạch toàn bộ các giắc cắm ở rơ-le và giắc cắm chân sợi đốt; Mở gioăng mặt bình nước nóng ra, xả nước, tháo ruột đun và vệ sinh bằng nước tẩy cặn chuyên dụng; Kiểm tra thanh magie; Lắp ráp lại các chi tiết của bình nước nóng đầy đủ, kiểm tra các khớp nối và gioăng; Mở van nước nóng ra để xả khí trong bình, đồng thời, mở van cấp nước lạnh vào bình để nước được chảy ra ở cửa nóng. Nếu thấy nước đã chảy thành dòng và không còn bọt khí, hãy đóng van nước nóng lại. Sau đó, cắm điện cho bình nước nóng hoạt động và kiểm tra nhiệt độ nước.

Bảo dưỡng và sửa cây nước nóng lạnh

Bảo dưỡng cây nước nóng lạnh là việc mà bất kỳ người dùng nào cũng nên làm thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, lý do thực sự của việc đó là gì thì nhiều người còn chưa nắm rõ.

Trong quá trình sử dụng, việc đun nóng và làm lạnh nước sẽ khiến các loại cặn bẩn lưu lại bên trong bình chứa của thiết bị. Lâu ngày, các chất cặn bẩn này sẽ dần tích tụ lại và gây ảnh hưởng về chất lượng cũng như vệ sinh của nước dùng hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.

 

Nên bảo dưỡng cây nước nóng lạnh theo định kỳ.

 

Do đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng cây nước nóng lạnh theo định kỳ là vô cùng cần thiết để hạn chế tình trạng này và tránh những trường hợp đáng tiếc.

Ngoài ra, việc bảo dưỡng thường xuyên còn giúp người dùng sớm phát hiện một số lỗi thường gặp ở thiết bị hiện đại này và kịp thời có giải pháp sửa cây nước nóng lạnh, tránh để tình trạng lỗi trở nên trầm trọng hơn và thiết bị hỏng hóc đến mức không thể khắc phục, thậm chí phải vứt bỏ.

 Hướng dẫn sử dụng cây nước nóng lạnh

Sau khi mở thùng máy ra, đặt cây nước nóng lạnh trên nền phẳng vững chắc và khô.

Đặt bình nước nhẹ nhàng (nước đã lọc tinh khiết) theo hướng thẳng đứng từ trên xuống, khi đó bên trong cây nước nóng lạnh đã đầy nước.

Sử dụng đúng nguồn điện AC 220V.50Hz khi cắm điện cho cây nước.

Nếu bạn cần nước nóng và lạnh cùng lúc, bạn bật cả 2 công tắc ở sau cây nước và đèn hiển thị sẽ phát sáng ở trước mặt.

Tắt công tắc làm lạnh nếu bạn không cần nước lạnh và vòi nước lạnh vẫn cho ra nước ở nhiệt độ bình thường.

Không để nước tràn trên bề mặt cây nước nóng lạnh.

Nên đặt cây nước cách xa tường xung quanh khoảng 10 cm để giúp cây nước có thể tỏa nhiệt dễ dàng.

Nên đặt cây nước tránh xa nơi có nhiệt độ cao, mưa gió và trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Không nên cắm chung ổ điện cắm cây nước với các loại máy móc khác để tránh bị chập cháy nổ.

Nên bảo trì vệ sinh cây nước thường xuyên giúp cho cây nước nóng lạnh hoạt động tốt hơn, tránh được những hư hỏng phát sinh và giúp nguồn nước sử dụng trong máy không bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Khi làm vệ sinh cây nước nóng lạnh bạn không nên dùng nước nóng hay các chất hoá học dễ gây tổn hại đến sức khoẻ và gây ăn mòn máy, dung môi hóa học sẽ khiến bề mặt máy dễ bị phá hủy, chỉ vệ sinh sạch sẽ bằng giẻ mềm và nước sạch để lau bên trong và ngoài máy.

Khi làm vệ sinh cây nước nóng lạnh nên tháo phích cắm trước tiên, mở nắp ra, vệ sinh khay nước và bệ nước lạnh bằng bàn chải mềm. Mở van thoát nước và vệ sinh bằng nước tinh khiết. Sau đó gắn các bộ phận lại.

Vệ sinh bụi bẩn trên tụ điện. Bộ phận làm nóng có thể hoạt động không hiệu quả nếu đường ống bị dơ. Nên gọi phòng bảo hành khi cần thiết.

 Lưu ý ở tất cả các cây nước nóng lạnh (hay còn gọi là máy làm nóng lạnh nước uống):

Sau khi vận chuyển hay di dời cây nước nên để cây nước nóng lạnh tĩnh 30 phút trước khi cắm điện để tránh hiện tượng gas trong cây nước bị sốc trong quá trình vận chuyển di dời dễ gây hỏng block cây nước.

Nên sử dụng nước uống tinh khiết.

Tuyệt đối không cắm điện cho cây nước nóng lạnh nếu như không có nước ở bên trong bằng cách khi đặt bình cấp nước cho máy thì phải ấn 2 vòi bên nóng và bên lạnh cho nước chảy ra (Để đảm bảo rằng trong bình đun đã có nước - tránh cháy máy).

Không được bật công tắc điện (ở đằng sau máy nóng lạnh) khi máy nóng lạnh không có nước.

Trong quá trình sử dụng cây nước nóng lạnh bạn hãy để ý xem cây nước nóng lạnh của nhà bạn có gặp các sự cố như sau không như: bật máy lên mà nước không nóng, không lạnh, nước không đủ độ nóng, độ lạnh, cây nước nóng lạnh bị hỏng vòi, gẫy vòi, bị tắc nước, nước không ra, bật máy đèn không báo sáng, cây nước mất nguồn, cây nước bị chẩy nước, có mùi cháy khét, nhẩy aptomat... 

Hãy rút điện nguồn và gọi ngay cho thợ sửa cây nước nóng lạnh đến để kiểm tra sửa chữa, thay thế linh kiện cho cây nước nếu cần thiết.

Khi bạn càng phát hiện sớm thì khả năng sửa chữa cây nước nóng lạnh sẽ được nhanh chóng và dễ dàng.

HÒA CÙ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh