CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:59

“Vào mùa” kiến ba khoang, nhiều người bị phỏng da, lở loét

“Vào mùa” kiến ba khoang, nhiều người bị phỏng da, lở loét - Ảnh 1.

Qua ghi nhận của phóng viên Sggp.org.vn tại một số bệnh viện da liễu cho thấy, khá nhiều người lớn và trẻ em được điều trị các vết bỏng, loét trên da do kiến ba khoang gây ra. Theo TS-BS Lê Ngọc Duy, Trung tâm Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin với độc tính gấp 12- 15 lần nọc rắn hổ mang. Do lượng tiếp xúc nhỏ, ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn mà chủ yếu gây phỏng da. Vết thương do kiến ba khoang cắn thường xuất hiện ở các vùng da hở với vệt dài hoặc thành từng đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lõm màu trắng vàng ở giữa. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, có thể bị loét, làm rỉ dịch. Đồng thời, vết thương thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu; một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Liên quan đến kiến ba khoang, trao đổi với Anninhthudo.vn, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trung tâm Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Đây là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang có thể làm tổn thương da, gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

“Vào mùa” kiến ba khoang, nhiều người bị phỏng da, lở loét - Ảnh 2.

Tiếp xúc với kiến ba khoang có thể bị nhiễm độc, gây tổn thương da.

Bác sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo, khi thấy kiến ba khoang, người dân không nên dùng tay, chân để đập, nghiền nát, chà xát kiến nhằm tránh độc tố từ kiến tiết ra; khi bị dính chất độc từ kiến ba khoang, cần tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương, nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng; bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, nếu thấy vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ thì người dân nên đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

HOA HẠ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh