Vận động bầu cử ĐBQH: Muốn bình đẳng cần kiểm soát tiêu cực phát sinh
- Tây Y
- 13:04 - 08/05/2016
Sau khi kết thúc 3 vòng hiệp thương, tại thời điểm này, một số địa phương trong cả nước đã tiến hành tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để các ứng cử viên trong tổng số 870 người ứng cử đại biểu Quốc hội vận động bầu cử.
Đây là cơ hội rất quan trọng cho mỗi ứng viên bởi thông qua việc trình bày chương trình hành động, các cử tri sẽ có thêm thông tin về các ứng cử viên và quyết định bầu cho ai.
Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri Huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, để đảm bảo công bằng, 5 ứng cử viên đại biểu Quốc hội đều được đọc lý lịch tiểu sử, trình bày chương trình hành động với thời gian như nhau. Tuy nhiên, cử tri cũng cho rằng cần có những biện pháp giám sát chặt để kiểm soát những tiêu cực có thể phát sinh dưới các hình thức khác nhau trong quá trình vận động.
Dù Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định các ứng viên được vận động bầu cử, song để bảo đảm công bằng, Luật nghiêm cấm nhiều hành vi trong đó có việc các ứng cử viên hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri. Luật cũng quy định rõ nếu vi phạm nghiêm trọng, ứng cử viên sẽ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử.
Qua danh sách được công bố cho thấy hầu hết các ứng viên đều đảm bảo đủ tiêu chuẩn về năng lực trình độ, thậm chí, ở nhiều nơi, các ứng viên còn ngang tài ngang sức. Do vậy, để mỗi ứng viên tìm kiếm lá phiếu cử tri, điều quan trọng không chỉ là đưa ra lời hứa trong vận động, không phải là những chiêu trò hay lợi dụng vật chất mà quan trọng là sự thuyết phục bằng chính quá trình hoạt động thực tế của mỗi một ứng viên.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngăn Ngừa Bệnh Tim Và Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi: Bí Quyết Sống Khỏe Mạnh Và An Toàn
Bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và vai trò của y học hiện đại...
2 tháng trước
Tin nên đọc