THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:03

Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Theo Sở Y tế TTP.HCM, việc xây dựng kế hoạch trên để đảm bảo bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người dân thành phố. Sở Y tế đề xuất thời gian bắt đầu tiêm từ ngày 22/10 cho tất cả trẻ từ 12 đến 17 tuổi đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn TP.HCM; học sinh đang đi học từ lớp 6 đến lớp 12 với số lượng dự kiến khoảng 780.000 trẻ.

TP.HCM sẽ tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và tại các điểm tiêm lưu động, trường học trên địa bàn các quận, huyện và thành phố Thủ Đức với loại vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12-17. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.

Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine

Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đóng vai trò chủ đạo trong triển khai, giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan, phối hợp tổ chức hiệu quả công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi học tại các trường trên địa bàn và trẻ sinh sống tại địa phương (không đi học); đảm bảo các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tuân thủ các quy định chuyên môn hiện hành do Bộ Y tế và Sở Y tế hướng dẫn và chỉ đạo.

Căn cứ số lượng đối tượng cần tiêm vaccine phòng COVID-19 và các điều kiện thực tế tình hình dịch bệnh tại địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thủ Đức và các quận, huyện vận dụng các hình thức tổ chức tiêm chủng đáp ứng yêu cầu về an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo theo tiến độ đề ra.

Trước đó, Bộ Y tế đã có công văn 8688/BYT-DP gửi cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Trung Ương về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Theo đó, Bộ Y tế cho biết sẽ mở rộng đối tượng tiêm chủng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Loại vaccine sử dụng là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10-2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện

Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10-2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện

Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10-2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Việc rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12 sẽ do Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo thực hiện. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.

Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn được học tập trung tại trường). Nếu đồng ý tiêm chủng cho con em mình thì cha mẹ, người giám hộ sẽ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu ban hành kèm theo công văn.

Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm, cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bộ Y tế cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur xây dựng tài liệu, lập kế hoạch tập huấn và hướng dẫn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi cho các tỉnh, thành đối với các loại vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho lứa tuổi này.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trên thế giới, những loại vaccine phòng COVID-19 đã được xác định là an toàn cho người lớn, hiện đang được tiếp tục nghiên cứu ở trẻ em. Trong đó, nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng vắc xin Pfizer-BioNTech là phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12 đến 15 tuổi có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nặng có thể được chỉ định vaccine này như các nhóm đối tượng ưu tiên khác trong tiêm chủng.

Theo đó, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược trên 2.260 người tham gia từ 12 - 15 tuổi tại Hoa Kỳ. Trong nhóm này, khoảng một nửa được cho tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19, những đứa trẻ còn lại được tiêm giả dược. Qua phân tích sau tiêm, trong số những người tham gia (chưa nhiễm SARS-CoV-2 trước đó) thì không có trường hợp nào bị nhiễm bệnh COVID-19 xảy ra trong số 1.005 người được tiêm vaccine. Ngược lại, có 16 trường hợp mắc COVID-19 xảy ra trong số 978 người được tiêm giả dược. Qua đó cho thấy vaccine có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19.

Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức

Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức

Ngoài ra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến cáo rằng trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 với chỉ định tiêm 2 mũi và mũi 2 cách mũi đầu tiên 3 tuần sau đó. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng nhận được liều lượng vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 giống như người lớn. Không có yêu cầu về trọng lượng của bệnh nhân đối với tiêm chủng COVID-19 và liều lượng vắc-xin COVID-19 không thay đổi theo trọng lượng của bệnh nhân. Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là an toàn, trẻ sẽ không bị nhiễm COVID-19 bởi vaccine.

Mặt khác, trẻ cũng có thể được chủng ngừa vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 và các loại vaccine khác trong cùng một lần khám, không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm. Để việc tiêm phòng diễn ra hiệu quả, cần chuẩn tâm lý cho trẻ trước, trong và sau buổi tiêm. Báo với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc phải. Lưu ý để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm chủng và trong 15 phút sau khi tiêm vaccine. Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức. Ngoài ra, trẻ em sau tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn có thể gặp các tác dụng phụ như sốt, đau chỗ tiêm, mệt mỏi, … Đây là những dấu hiệu bình thường sẽ biến mất sau vài ngày và cho thấy cơ thể trẻ đang được bảo vệ.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh