Va khuỷu tay xuống bàn bạn sẽ cảm thấy bị điện giật, tại sao vậy?
- Sức khỏe
- 15:15 - 09/10/2016
Thông thường thì nó sẽ tan đi nhanh chóng, nhưng nếu cơn đau ấy mà vẫn còn dai dẳng thì bạn cần phải đi khám ngay. Tạm thời, ta không bàn tới chuyện đó, dưới đây nguyên do của cơn giật điện kì lạ này.
“Buồn cười” nhưng không hề buồn cười
Phần ngay dưới khuỷu tay được gọi là “funny bone”, một phần rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Buồn cười ở chỗ dù tên gọi của nó có từ “funny” nhưng mỗi khi bạn va khuỷu tai xuống bàn thì cảm giác ấy lại không hề buồn cười chút nào, chưa kể tới việc nó còn chẳng phải là xương – “bone”.
Đó là một dây thần kinh trụ, là một trong ba bộ phận thần kinh chính trên tay của bạn. Vì độ dài lớn, nên nó được chia ra rất nhiều nhánh nhỏ. Những nhánh ấy là nơi chủ chốt sinh ra những cảm giác bó thắt lại.
Có những lúc cơ khuỷu bị thắt lại do cử động đột ngột nơi cổ tay hay thậm chí là ở vùng vai-cổ. Nhưng thường xuyên nhất là những cơn co thắt đột ngột tại khuỷu tay.
Trong phần lớn chiều dài của mình, thần kinh khuỷu tay được bảo vệ bở xương, cơ hay các dây chằng, cũng như các dây thần kinh khác. Nhưng khi dây này đi qua khu vực khủy tay, nó chỉ đi qua một nơi gọi là hầm xương trụ, nơi chỉ được bởi vệ bởi lớp da và lớp mỡ. Và chính từ điểm “mỏng manh” đó, tay ta va chạm sẽ gây ra hiệu ứng “giật điện” lan khắp toàn bộ cánh tay.
Đi qua khuỷu tay, dây thần kinh khuỷu sẽ đi qua một lớp cơ rồi dẫn tới các ngón tay của bạn, và chính vì những đường dây ấy mà bạn thấy nhói ở đầu ngón tay mỗi khi cảm giác “giật điện” ấy tìm tới bạn qua khuỷu tay.
Triệu chứng bệnh hầm xương trụ
Không chỉ những cú va đập khuỷu tay gây nên đau đớn, gập khuỷu tay trong thời gian dài cũng tăng áp lực lên dây thần kinh khuỷu của bạn, điều đó sẽ khiến tay bạn có cảm giác tê (như ở chân cũng vậy, xảy ra mỗi khi bạn ngồi khoanh chân quá lâu).
Giữ khuỷu tay ở tư thế gập là một điều không nên bởi sự đau đớn mà nó gây ra, hãy học cách sửa nó. Rất nhiều người gập khuỷu khi đi ngủ và khi tỉnh dậy, họ sẽ cảm thấy rất tê tay, dường như những ngón tay cũng đi ngủ luôn cùng với cơ thể vậy.
Và nếu như cơn đau khuỷu tay kéo dài đến vài tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khi tập luyện ngoài trời
Tập thể dục mùa hè nhưng cũng đừng quên bảo vệ mình khỏi nắng nóng nhé. Uống đủ nước, chọn thời điểm mát mẻ, mặc đồ thoáng mát, bôi kem chống nắng, lắng nghe cơ thể và điều...
5 tháng trước
Tin nên đọc