THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:20

Ủy thác cho 2,2 triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn

 

Thông tin được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đưa ra tại hội nghị họp Ban chỉ đạo Đề án Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 (Đề án 61) tổ chức ngày 15/3, tại Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận trung ương Trương Thị Mai chủ trì. Tham dự hội nghị còn có các thành viên Ban chỉ đạo.

Trên 280 nghìn lượt nông dân được đào tạo nghề

Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai phát biểu tại hội nghị.


Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều cho biết: Đến ngày 31/12/2016, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã phát triển triển thêm được hơn 342 tỷ đồng, giúp 185 nghìn hộ hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Các cấp Hội phối hợp tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho gần 1,4 triệu lượt người. Các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp tổ chức đào tạo ngắn hạn, nâng cao kiến thức nghề làm nông nghiệp cho trên 280 nghìn lượt nông dân. Tỷ lệ nông dân sau khi học có nghề đạt trên 80%.

Cũng theo ông Lều Vũ Điều, đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp với 36 bộ, ngành, doanh nghiệp, công ty để thực hiện Đề án 61. Theo đó, Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Bộ LĐ-TB&XH giai đoạn 2011 - 2016. Bộ LĐ-TB&XH cấp trên 70 tỷ đồng cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện 10 chương trình, dự án. Trong đó, cấp hơn 52 tỷ đồng dành cho việc thực hiện các chương trình, dự án dạy nghề cho nông dân theo mô hình dạy nghề gắn với xây dựng các mô hình giảm nghèo bèn vững; trường trung cấp nghề Trung ương Hội và 33 Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành Hội đã tổ chức dạt nghề cho 12.320 người; xây dựng được 437 mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình sản xuất – kinh doanh giỏi.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu.

Bộ LĐ-TB&XH cấp trên 17 tỷ đồng dành cho việc thực hiện các chương trình, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống HIV/AIDS; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ chăm sóc bà mẹ, trẻ em, bình đẳng giới và thực hiện các hoạt động tuyên truyền xuất khẩu lao động, quỹ quốc gia về việc làm. Tổ chức, hướng dẫn xây dựng 10 mô hình phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; 4 mô hình về câu lạc bộ người cha tốt của con; 1.000 mô hình “bạn giúp bạn”; 1.000 mô hình chị em chi hội Nông dân phòng ngừa lây nhiễm HIV và bệnh xã hội; 10.000 câu lạc bộ nam nông dân với dân số - kế hoạch hóa gia đình và phát triển; 28 mô hình truyền thông lồng ghép bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Nâng cao đời sống và giảm rủi ro cho nông dân

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh: Dù năm 2016 biến đổi khí hậu và môi trường ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân nhưng an sinh xã hội vẫn đảm bảo, giảm nghèo đạt được mục tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao. Hoạt động BCĐ 61 hiệu quả, nâng cao vai trò hội nông dân trong phát triển nông nghiệp, mở rộng loại hình dịch vụ, tư vấn nông dân phát triển mô hình sản xuất, liên kết sản xuất hiệu quả; Hoạt động BCĐ góp phần nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng NTM và giảm nghèo.

Dạy nghề cho nông dân theo hướng cầm tay chỉ việc.

 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm thẳng thắn nhìn vào những khó khăn mà nông dân đang phải đối mặt: Thiên nhiên khắc nghiệt, thị trường nông sản phụ thuộc nhiều vào thương lái nên vẫn xảy ra tình trạng được mùa rớt giá; sản xuất vẫn còn manh mún nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật và làm ăn lớn. Đặc biệt năng suất lao động chuyển dịch lao động thấp của nông dân vẫn còn thấp. Nguồn lực đầu tư nông nghiệp, nông thôn vẫn hạn hẹp và chưa tương xứng. Ở những vùng sâu, vùng xa rất khó thu hút doanh nghiệp vào đầu tư....

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai nhấn mạnh: Cốt lỗi của Đề án 61 là vận động xã hội. Vận động nông dân đi vào mục tiêu phát triển kinh tế. Muốn vận động được phải nâng cao nhận thức cấp ủy bởi địa phương nào cũng quan tâm đến nông dân, đến nông nghiệp. Triển khai thực hiện Đề án 61 là xây dựng tin của nông dân với Đảng. Trưởng Ban Dân vận đề nghị cần tổng hợp, đánh giá Luật và văn bản pháp luật có liên quan đến nông dân.

“Qua kiểm tra cho thấy, Hỗ trợ nông dân các địa phương đã hoạt động hiệu quả rồi thì nay hiệu quả hơn nữa. Ví dụ như ở Phú Yên, Quỹ cho 1 đồng thì người dân bỏ thêm 9 đồng để cùng xây dựng mô hình sản xuất. Thấy mô hình phát triển sản xuất hiệu quả người dân trong vùng cùng học theo để phát triển kinh tế. Hội Nông dân chỉ có vai trò là xây dựng mô hình, hướng dẫn người dân kỹ thuật cũng như kết nối để nông dân vay vốn phát triển sản xuất”, Trưởng Ban Dân vận cho biết.

Trưởng Ban Dân vận cũng đề nghị nâng cao hiệu quả Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân theo hướng đi riêng và hiệu quả. Làm thế nào để Trung tâm thật sự cần thiết của nông dân, hàng ngày nông dân tìm đến để học tập, trao đổi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi. Bởi mục đích cuối cùng của Đề án 61 là nâng cao đời sống người nông dân và giảm rủi ro người nông dân.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh