THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:16

Tuổi 60 với nguy cơ tàn phế vì bệnh khớp

 

Các chuyên gia cho rằng, việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách đã khiến cho không ít bệnh nhân khớp, gồm cả người trung niên (40-45 tuổi) phải đối mặt với nguy cơ bị biến dạng các chi, vẹo cột sống, đau nhức mạn tính, thậm chí là tàn phế. Đồng thời, góp phần gây ra những hậu quả nghiêm trọng này không gì khác lại chính là sự thờ ơ, chủ quan với những biểu hiện đầu tiên của bản thân những người bị bệnh.

Bệnh xương khớp: nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu

Thống kê trong những năm gần đây của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho thấy, các bệnh viêm khớp (tiến triển chủ yếu ở vùng đầu gối, hông, xương sống, thắt lưng, cổ và khớp cổ tay) là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, sau đó là đến các vấn đề về lưng và cột sống. Điều này cho thấy rằng: cả 2 nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người trong suốt thập niên 2000 - 2010 đều thuộc lĩnh vực các bệnh xương khớp.

Tuy nhiên, điểm nguy hiểm nhất của nhóm bệnh này là ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không mấy trầm trọng như: nhức mỏi, đau nhẹ một hoặc nhiều khớp từng đợt, hạn chế vận động tạm thời hay cứng khớp thoáng qua vào buổi sáng...; các cơn đau hầu hết chỉ xuất hiện thưa thớt, đau rồi hết…

Những triệu chứng này thường khiến cho người bệnh quen dần, chịu đựng và chủ quan với bệnh tật. Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh xương khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do giảm dịch nhờn bôi trơn ổ khớp dẫn đến khô khớp, tổn thương sụn khớp.

Song, nếu chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ bị đau nhức tăng dần và thường xuyên, bị hạn chế cử động và có tiếng lục cục trong khớp khi cử động, có thể sờ thấy đường viền khớp và gai xương…, biến dạng khớp, làm mất khả năng đi đứng bình thường.

Theo thời gian, xương vùng khe khớp bên trong bị xơ đặc, khe khớp bị hẹp, có thể sẽ xuất hiện gai xương, cột sống biến dạng gây ra tình trạng bị gù lưng, vẹo lưng, cong lưng…

Khớp xương bị hư, biến dạng, vẹo vào trong sẽ gây đau đớn khi đi lại. Đặc biệt, khi sụn bị phá hủy toàn bộ và đầu xương bị tổn thương nặng nề sẽ gây dính khớp dẫn đến tàn phế.

Do đó, nếu không được phát hiện, khám chữa và phòng ngừa kịp thời, người bệnh, nhất là nhóm tuổi khoảng 40 thì sẽ rất khó để có thể loại bỏ triệt để bệnh khớp hoặc cải thiện tình trạng bệnh ở mức tối đa.

 

vietnamnetChủ quan trước những biểu hiện của bệnh là nguyên nhân dẫn đến tàn phế.

 

Bệnh khớp thường gặp nhiều nhất ở các khớp cột sống (chiếm hơn 50% các trường hợp), khớp gối (13%), khớp háng (8%), khớp liên đốt ngón tay (6%) và các khớp khác (20%). Khi bị viêm, thoái hóa, sụn khớp sẽ bị bào mòn và phá hủy gây nên những cơn đau buốt, làm hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngăn ngừa bệnh khớp bằng Y học cổ truyền

Bệnh khớp tiến triển theo từng giai đoạn, khó chữa trị và rất dễ tái phát, nhưng hoàn toàn có thể phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe với một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, tránh lo âu căng thẳng và tránh môi trường lạnh ẩm kéo dài.

Mặt khác, do khớp là bệnh mạn tính, cần điều trị trong một thời gian dài, người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược trong các giai đoạn cấp tính để giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau, sau đó chuyển sang điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền. Các bài thuốc này thường được bào chế từ các con, các loại cây cỏ trong tự nhiên nên rất an toàn và mang lại hiệu quả triệt để hơn.

Một trong các vị thuốc quý nổi tiếng có tác dụng điều trị khớp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại là Cao rắn hổ mang .

Cao rắn hổ mang có chứa nhiều acid amin là nguyên liệu để tổng hợp các Proteoglycan. Proteoglycan rất quan trọng đối với ổ khớp, nó có tác dụng hấp thu nước và chất dịch để bôi trơn ổ khớp, giảm tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp. Chính vì vậy, Cao rắn hổ mang không chỉ làm giảm đau viêm khớp mà còn khắc phục tổn hại của ổ khớp, giải quyết triệt để các chứng viêm và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh khớp gây ra.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh