THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:12

Tử vong do bệnh dại tại Đắk Lắk

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk thông tin, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 4 trường hợp bị chó mắc bệnh dại cắn, trong đó 1 trường hợp ở thành phố Buôn Ma Thuột, 1 trường hợp ở huyện Krông Pắc và 2 trường hợp ở huyện Cư M’gar 2.

Hiện nay, thời tiết ở Đắk Lắk đang bước vào mùa nắng nóng, đây là thời điểm bệnh dại dễ bùng phát. Vì vậy, để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dại, hiện nay ngoài việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn, mỗi gia đình khi có người thân bị chó dại cắn hay mèo cào cần đi tiêm phòng vaccine phòng dại kịp thời.

Cụ thể: Bệnh nhân là Đ.N.Y, (giới tính nữ, sinh năm 2014), trú tại thôn Hòa Lộc, xã Chư Kpô, huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành điều tra, xác minh cho thấy, bệnh nhân khởi phát bệnh vào ngày 9/4 với các triệu chứng: Sốt cao, nôn ói, sợ nước, sợ gió, ăn uống sặc. Gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị.

Bệnh nhân vào viện lúc 0 giờ 12 phút, ngày 10/4 với triệu chứng: Trẻ tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, mạch 110 lần/phút, nhiệt độ 37,5 độ C, huyết áp 100/70mmHg, nhịp thở 25 lần/phút, cân nặng 30kg.

Bệnh nhân co rút toàn thân, sợ nước, sợ gió, không uống được, tri giác ổn, không yếu liệt, tim nhịp đều, thở đều, phổi không ran, cổ mềm, đồng tử hai bên 2,5mm. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi bệnh dại. Đến 3 giờ 5 phút cùng ngày, người nhà bệnh nhân được bệnh viện tư vấn, giải thích về tình trạng bệnh, gia đình xin cho trẻ về nhà. Đến 17 giờ ngày 10/4, bệnh nhân tử vong.

Theo lời khai của người nhà, khoảng cuối tháng 1/2023 bệnh nhân bị chó cắn vào cẳng tay nhưng không đi tiêm phòng dại.

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại (Rabies virus). Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây truyền bởi chất tiết, thông thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc dại. Nước dãi của động vật bị dại cũng có thể truyền bệnh dại với người nếu tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi. Chó là động vật bị dại phổ biến nhất. Hơn 99% các trường hợp mắc bệnh dại thường là do chó cắn.

Thời gian từ khi mắc bệnh và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thường là 10 ngày đến 3 tháng, hy hữu có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào khoảng cách virus từ vết cắn di chuyển dọc theo dây thần kinh ngoại biên để đến hệ thần kinh trung ương.

 

LN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh