CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:57

Từ 1/10, TP.HCM từng bước nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh

Tính đến nay, TPHCM đã có 7 lần nâng cấp độ giãn cách xã hội theo chiều hướng lần sau cao hơn lần trước, đến nay thành phố đã trải qua hơn 80 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Nếu tính cả thời gian bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15 thì đến nay đã trải qua hơn 120 ngày giãn cách.

Sau thời gian dài nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, đến tối 29/9 thành phố đã có 11 quận huyện công bố kiểm soát được dịch COVID-19. Cụ thể là quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận 5, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, TP Thủ Đức, quận Tân Bình, quận 1 và quận 3. Các địa phương trên đã đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Sáng nay (30/9), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo công bố một số nội dung nới lỏng giãn cách xã hội, áp dụng từ 18h ngày 30/9.

hoạt động của người dân dần đưa trở về trạng thái bình thường, nhưng không có nghĩa người dân được ra đường hết.

hoạt động của người dân dần đưa trở về trạng thái bình thường, nhưng không có nghĩa người dân được ra đường hết.

Tại họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình triển khai Chỉ thị của UBND TP.HCM. Theo đó, để tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch và thực hiện mục tiêu kép, UBND TP ra Chỉ thị "tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP".

Một số hoạt động thí điểm phục hồi kinh tế - xã hội tại Quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch được nâng cao.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP vẫn còn phức tạp. Cụ thể, số ca mắc mới, số ca nhiễm bệnh đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Mặt khác, tỷ lệ tiêm vắc xin tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 chưa cao, đòi hỏi các quyết định, chính sách phục hồi kinh tế của TP phải cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với cả Vùng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nói.

dù nỗ lực kiểm soát dịch, nhưng đâu đó vẫn còn vùng chưa kiểm soát được dịch

dù nỗ lực kiểm soát dịch, nhưng đâu đó vẫn còn vùng chưa kiểm soát được dịch

Nhằm phát huy thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19, từng bước phục hồi kinh tế - xã hội phù hợp với giai đoạn hiện nay và tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết 86, phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiêm chỉnh thực hiện việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Ông Bình cho rằng, nguyên tắc không mở cửa ồ ạt, mà thực hiện từng bước chặt chẽ, chắc chắn, có lộ trình, mở khu vực nào theo sự cho phép. Hoạt động của người dân dần đưa trở về trạng thái bình thường, nhưng không có nghĩa người dân được ra đường hết.

Về các biện pháp thực hiện, ông Bình nêu sau ngày 30/9, tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh tại TP và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Không sử dụng giấy đi đường từ ngày 1/10

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình cho biết sau ngày 30-9, TP không sử dụng giấy đi đườngPhó Chủ tịch UBND TP HCM đặc biệt nhấn mạnh người dân không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác; trường hợp cấp thiết phải đi lại liên tỉnh thì thực hiện theo quy định.

Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa được hoạt động phù hợp với cấp độ dịch bệnh từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ lưu thông trong thành phố. "Nếu đi liên tỉnh phải được sự cho phép của Sở Giao thông Vận tải" - ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình

Theo ông Lê Hòa Bình, sau ngày 30-9 sẽ thấy không còn chốt chặn như trước nhưng Công an TP HCM vẫn duy trì chốt lưu động để kiểm tra, giám sát và tuần tra nhằm đảm bảo an toàn cũng như hạn chế việc ra đường không cần thiết.

Cùng với đó, các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh sẽ tăng cường kiểm soát lưu thông. Các chốt kiểm soát tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực.

Duy trì 12 chốt chính vùng giáp ranh

Tại buổi họp báo, đại tá Nguyễn Sĩ Quang, Phó Giám đốc Công an TP HCM cho biết về việc kiểm soát lưu thông trên đường thời gian tới sẽ không cần giấy đi đường. Công an TP sẽ giải tỏa các chốt nội đô. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục duy trì 51 chốt gồm 12 chốt chính giáp ranh với các tỉnh và 39 chốt phụ tại các địa phương giáp ranh với các tỉnh để kiểm soát ra vào của thành phố.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an TP HCM sẽ tăng cường kiểm soát đột xuất trên đường một cách ngẫu nhiên 24/24. Do đó, trước khi người dân ra đường phải khai báo y tế trên app VNEID và app Y tế TP HCM, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang thông tin.

“Trước mắt là sử dụng song song 2 ứng dụng này. Sau khi App PC-Covid-19 đi vào hoạt động thì chúng ta sẽ chuyển qua sử dụng app này”, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang lưu ý.

Ông cho biết thêm đối với người dân không thể sử dụng các app trên khi ra đường thì chỉ cần xuất trình giấy xác nhận tiêm chủng, ít nhất 1 mũi. Bên cạnh đó, nếu F0 khỏi bệnh cũng phải xuất trình giấy tờ đã khỏi bệnh. Ngoài ra, Công an TP HCM có thể thành lập một chốt lưu động, không cố định để kiểm tra.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh