THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:59

Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác dân số

Theo đó, mục tiêu của chương trình nhằm truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương để huy động sự tham gia và cam kết với công tác dân số thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số; duy trì vững chắc mức sinh thay thế; phân bố dân cư hợp lý; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác dân số - Ảnh 1.

Truyền về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Chương trình còn có một số mục tiêu khác đến năm 2030 như: 95% các cặp vợ chồng, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin về cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con; quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; hệ lụy của mức sinh thấp; lợi ích của việc thực hiện các biện pháp tránh thai góp phần thực hiện thành công cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

Bên cạnh đó, 95% các cặp vợ chồng, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, ông bà, cha mẹ được cung cấp thông tin về tình hình, nguyên nhân, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; 95% vị thành niên, thanh niên, nam, nữ sắp kết hôn được cung cấp đầy đủ kiến thức về các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi; 100% các cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền về giá trị của trẻ em gái, vị thế của phụ nữ và bình đẳng giới.

Ngoài ra, 95% nam, nữ thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin về lợi ích của việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh; 95% cha mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cung cấp các thông tin về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tiến tới đẩy lùi tình trạng này góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Cùng với đó, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục thực hiện tuyên truyền về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình thông qua việc lồng ghép các nội dung vào các môn học chính khóa và ngoài giờ lên lớp phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo; 90% vị thành niên, thanh niên được cung cấp, cập nhật kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình như các biện pháp tránh thai, tác hại của phá thai, mang thai ngoài ý muốn.

85% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi được cung cấp kiến thức về các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, biết cách tự xử lý bước đầu một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập phù hợp, lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ góp phần phát huy vai trò của phong trào hỗ trợ, chăm sóc nâng cao sức khỏe người cao tuổi.

Để đạt được các mục tiêu trên, chương trình chú trọng vào các nhiệm vụ và giải pháp về tăng cường cung cấp thông tin về dân số và phát triển đến cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Huy động các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tham gia truyền thông về dân số và phát triển; tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình phối hợp, tập trung xây dựng các mô hình, hoạt động truyền thông toàn diện các nội dung về dân số và phát triển.

Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác dân số - Ảnh 3.

Thường xuyên tuyên truyền về giá trị của trẻ em gái, vị thế của phụ nữ và bình đẳng giới.

Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh, sự kiện truyền thông; lồng ghép nội dung truyền thông dân số và phát triển vào các chương trình giải trí, thể thao, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung khai thác, phát triển và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp trong hệ thống dân số các cấp; phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số, y tế cơ sở nhằm hình thành và duy trì bền vững hành vi tích cực về dân số và phát triển của các tầng lớp nhân dân.

Mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục thân thiện với trẻ em vị thành niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới, không kết hôn sớm, không kết hôn cận huyết thống cho trẻ em vị thành niên, thanh niên.

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ truyền thông trong hệ thống dân số và cán bộ truyền thông, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên các ngành, các cấp.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình truyền thông về dân số và phát triển của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ và đột xuất; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 17/4/2020.

HÒA THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh