THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:24

Trung bình số ca nhiễm COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 730 ca/ngày

Theo Bộ Y tế, ngày 17/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 723 ca nhiễm mới trong nước (giảm 51 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 624 ca trong cộng đồng).

Trong đó, Hà Nội vẫn ghi nhận ca mắc mới nhiều nhất; 45 tỉnh, thành còn lại ghi nhận từ 1-50 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 1 nửa các tỉnh, thành chỉ ghi nhận dưới 10 ca/ ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 730 ca/ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.736.408 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.395 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.728.642 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.660), TP. Hồ Chí Minh (609.775), Nghệ An (485.217), Bắc Giang (387.662), Bình Dương (383.794).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.591.486 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.101.839 trường hợp, trong đó có 42 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 38; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 1; Không xâm lấn: 1; Xâm lấn: 2. Số ca nặng này chỉ bằng khoảng 1/100-1/120 ca nặng của giai đoạn cao điểm về dịch ở nước ta.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay số mắc COVID-19, ca tử vong vẫn tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và số tử vong tiếp tục gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi. 

Tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải không bền vững, các biến thể mới, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trên thế giới.

Tại Việt Nam, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số mắc mới mỗi ngày hiện còn khoảng 600 - 700 ca mỗi ngày (thấp nhất gần 12 tháng qua), nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố. 

Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.

Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2... có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới, do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023.

Tiếp tục cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bảo đảm hoàn thành tiêm mũi 3 cho người cần tiêm và tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022. Bộ Y tế thường xuyên ban hành các Công điện gửi các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.

NGỌC BÍCH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh