THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:03

Trong ngày giỗ bố, mẹ tôi bật khóc thì chị dâu cau có mặt mày tuyên bố một câu hỗn hào

Lúc tôi còn ở nhà thì chị dâu đè nẹt em chồng, sai em chồng đủ việc, chị hơn tôi 1 tuổi nhưng luôn tỏ vẻ bề trên. Tôi thì tính hiền lành, bố mẹ tôi lại suốt ngày khuyên can nên nhường nhịn chị dâu cho êm cửa nhà, thế nên tôi đành im lặng. Cuối cùng tôi cũng đi lấy chồng, rời xa căn nhà đó, chỉ thương cho bố mẹ tôi thôi.

Tôi đi thì mẹ tôi "thế chân" vào làm ô sin cho chị. Những lần về thăm mà thấy bà cặm cụi lau nhà, rồi lúc nào cũng vắt sẵn cái khăn trên vai để nếu chị dâu có bày bừa gì ra thì lại lau đi, thậm chí chị ăn xong thì bỏ nguyên bát trên bàn để mẹ tôi dọn. Tôi giận, nói mẹ nên cứng rắn mà dạy dâu, nhưng bà chỉ lắc đầu.

Chị dâu là người có địa vị xã hội, có lẽ vì vậy mà bố mẹ và anh trai tôi đều nể chị, dần dần chị thành người nắm quyền lớn trong nhà, có sức sai cả bố chồng: "Ông ăn cơm xong thì rửa cho con cái xe để mai con còn đi làm".

Một năm trước, bố tôi qua đời vì lên cơn đột quỵ. Chị đứng lên tổ chức đám tang cho ông phải nói là to nhất làng. Lúc bố sống, chị đối xử với bố chẳng ra làm sao, thế mà lúc bố mất, chị rình rang báo tin tới đủ bạn bè đồng nghiệp, đối tác. Khách đến viếng đông nườm nượp, làng xóm xung quanh bàn tán ca ngợi nhà có cô con dâu đảm đang, giỏi giang, hiếu thảo.

Trong ngày giỗ bố, mẹ tôi bật khóc thì chị dâu cau có mặt mày tuyên bố một câu hỗn hào khiến tôi phải đập đũa phản đối, không ngờ lại bị chị chỉ tay đuổi thẳng cửa - Ảnh 1.

Cuối cùng tôi cũng đi lấy chồng, rời xa căn nhà đó, chỉ thương cho bố mẹ tôi thôi. (Ảnh minh họa)

Đến hôm vừa rồi, giỗ đầu bố tôi, trước đó chị trù tính sẽ làm 30 mâm mời khách, nhưng vì tình hình này không tụ tập được nên chị bảo mẹ tôi làm mâm cơm cúng mà thôi. Chị không nói thì cả nhà tôi cũng đều biết, song thái độ của chị thì cứ như chủ gia đình vậy.

Lúc ăn cơm, mẹ tôi buồn rầu nên không chỉ gắp vài đũa rồi ngồi thút thít khóc, có lẽ mẹ nhớ bố. Thế là chị chẹp miệng ném đũa xuống mâm và nói: "Đang ăn cơm thì khóc, bà làm thế thì ai còn muốn ăn nữa. Có cả chú H (tên chồng tôi) ở đây mà bà làm mất mặt vợ chồng con. Bà yên tâm, bà chết, con còn lo cho bà đám tang to hơn cả ông cho bà mát mặt. Giờ bà không ăn nữa thì ra ngoài kia ngồi cho con còn ăn cơm".

Đấy, chị dâu hỗn láo như thế đấy. Trước mặt chồng tôi mà chị cũng nạt cả mẹ chồng như thế thì còn ai tôn trọng nữa. Thế nên tôi cũng đập đũa xuống mâm và bảo: "Chị ăn nói cho tử tế, chị là người có học thức, có địa vị xã hội mà chị đối xử với mẹ chồng như thế hả? Chết rồi thì ai cần mát mặt nữa, bây giờ mẹ đang sống, chị tốt với mẹ đi xem nào".

Trong ngày giỗ bố, mẹ tôi bật khóc thì chị dâu cau có mặt mày tuyên bố một câu hỗn hào khiến tôi phải đập đũa phản đối, không ngờ lại bị chị chỉ tay đuổi thẳng cửa - Ảnh 2.

Tôi không hối hận vì đã nói lại chị dâu nhưng tôi thương mẹ tôi quá vì phải sống với một người con dâu như vậy. (Ảnh minh họa)

Chị dâu đứng bật dậy, chỉ thẳng mặt tôi mà đuổi: "Cô là em mà cô nói tôi như thế hả? Cô cút khỏi nhà này ngay. Cô mà không đi thì tôi đi chứ tôi không ngồi nổi với người láo toét như thế".

Anh trai và chồng tôi can ngăn, mẹ thì khóc to thêm khiến cà nhà rối loạn. Trong cơn nóng giận, tôi quay sang chào mẹ rồi kéo tay chồng về thẳng.

Tôi không hối hận vì đã nói lại chị dâu nhưng tôi thương mẹ tôi quá vì phải sống với một người con dâu như vậy, anh trai thì không có chủ kiến, vợ nói gì cũng gật gù. Tôi cũng đi làm dâu nhưng chưa bao giờ tôi dám nói với bố mẹ chồng như thế. Song sau chuyện ngày hôm qua thì có lẽ sau này tôi không thể đến nhà thăm mẹ được, chỉ đành đón bà đi ra ngoài. Thế nhưng lỡ sau bà ốm đau thì làm thế nào? Tôi có nên vì đại cục mà quay lại xin lỗi chị cho êm xuôi không hả mọi người?

(phamt.tinh19…@gmail.com)

Phuong Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh