THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:09

Trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ - Nên hay không?

 

 

Tuy nhiên, có vẻ như mối lo ngại này đang dần được cởi bỏ, khi càng ngày người ta càng phát hiện ra những lợi ích trong việc tương tác học tập và rèn luyện của các thiết bị điện tử hiện đại. Nghiên cứu từ Đại học Wisconsin cho thấy trẻ em 2 - 3 tuổi sớm tương tác với các màn hình video, có khả năng thích nghi với thực tế nhanh hơn, nhờ đó có tác dụng giáo dục, giúp trẻ làm quen với cuộc sống trong ngưỡng tuổi bắt đầu biết khám phá. Thử nghiệm học chữ cái đã cho thấy những em bé được sự hỗ trợ của công nghệ sẽ học nhanh hơn, ít lỗi hơn. Điều này có thể giúp các bậc phụ huynh phần nào thở phào nhẹ nhõm.

Thực tế, nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Bà Helen Moylett, chủ tịch Early Education, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về cải thiện thực hành chất lượng giáo dục cho trẻ dưới 5 tuổi nói: “Tôi là một trong những người không phản đối việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại di động, máy tính bảng. Đó có thể là những công cụ hữu ích và thú vị, nếu được sử dụng đúng cách để học hỏi”.

Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng hai giờ với công nghệ mỗi ngày là thời gian tiếp xúc và học tập lý tưởng của trẻ dưới 6 tuổi. Mặc dù một số người mê các ứng dụng không được khỏe mạnh, nhưng chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nó, bởi tiện tích của công nghệ đã được chứng minh quá rõ ràng.

 

 

Diễn viên Đan Lê chia sẻ mẹo để con không nghiện tivi, ipad quá đà

* Nhiều gia đình chia sẻ họ không cho con tiếp xúc với công nghệ và các thiết bị thông minh sớm. Đối với con chị thì như thế nào?

- Hai bé nhà mình cũng như vậy, các bé không thường xuyên được sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, ipad hay xem hoạt hình quá nhiều. Mình tiết chế ở mức độ vừa phải, mỗi ngày các bé có chừng 30 phút xem hoạt hình và chia ra làm 2 lần, mỗi lần 15 phút.

* Chị đã làm thế nào để tạo lập được thói quen, tính tự giác cho bé?

- Mình đã phân tích cho con hiểu việc chơi, xem các thiết bị thông minh sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của các con như thế nào? Tức là phân tích về tác hại nếu con chơi các thiết bị thông minh quá nhiều.

 

Đam Lê  thường đưa con tham gia các hoạt động cộng đồng.

 

Mình tin trẻ con khi bố mẹ chịu trao đổi, chịu nói chuyện với các con nhiều thì các bé sẽ hiểu. Chỉ khi nào bố mẹ dùng quyền phủ quyết, nói con không được xem ti vi, không được chơi ipad mà không nói với các con lý do tại sao, thì các bé mới phản ứng.

Bản thân mình đã phân tích cho các con hiểu xem ti vi sẽ ảnh hưởng thế nào tới mắt của các con, trí não của các con, nếu con dành thời gian xem các thiết bị điện tử con sẽ không có thời gian đi chơi nữa, không được cùng mẹ đọc truyện, không được chơi cầu trượt...

Lúc đó, bố mẹ phải tạo cho các con thấy cho nhiều hoạt động vui chơi khác thú vị hơn là xem ti vi, xem điện thoại thì các con sẽ tự khắc nghe lời.

* Nhiều ông bố, bà mẹ muốn “cách ly” con khỏi công nghệ. Vậy nhưng, công việc của họ lại rất cần tới việc sử dụng điện thoại, máy tính, thì việc áp dụng cách dạy con này có vẻ khó khăn?

- Bản thân công việc của mình khá bận rộn nên thường xuyên phải sử dụng điện thoại để giải quyết, có lúc các bạn muốn mẹ chơi cùng hoặc thấy mẹ đang dùng điện thoại liền hỏi, mình thường trả lời: Bây giờ mẹ đang phải làm việc, con cho mẹ bao nhiêu phút được không? Và mình có kế hoạch cho việc đó. Các bạn ấy đồng ý.

CÙ HÒA (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh