THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:39

Trẻ em mồ côi do Covid-19: Mong muốn nhất cho các cháu đều có mái ấm gia đình, có người thân đỡ đầu

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Chiều nay 10/11, từ 14h30’ sau khi kết thúc chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lên "ghế nóng" trả lời chất vấn tại nghị trường với cá nhóm vấn đề gồm: Việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19, bảo đảm tiến độ, đúng đối tượng, hiệu quả.

Ông Dung cũng sẽ trả lời về công tác bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi do đại dịch; thực trạng và nguyên nhân người lao động rời TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt; giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch.

Vẫn trong nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Đào Ngọc Dung còn có nội dung về chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc;

Việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cứu trợ, thiện nguyện bảo đảm đúng chế độ, chính sách cũng nằm trong nhóm nội dung chất vấn dành cho tư lệnh ngành LĐ-TB&XH.

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ nội dung chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đăng đàn.

Bộ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Đào Ngọc Dung

Hỗ trợ người LĐ, chung tay vượt khó, thể hiện tinh thần tương tương ái

Mở đầu, Bộ trưởng cho biết: Bộ LĐ-TB&XH với chức năng phục vụ đối tượng rộng lớn tác động đến kinh tế - xã hội, trong đó có nhiều công việc mang tính chất phối hợp và phụ thuộc vào kết quả triển khai từ địa phương, bộ ngành.

Nhận định, làn sóng dịch COVID-19 tác động lớn đến đời sống Kinh tế - Xã hội, nhất là đợt dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội đất nước, việc làm, ảnh hưởng đời sống của hàng triệu người, Bộ trưởng nhất mạnh, nhất là khi dịch thâm nhập vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm phía Nam.

Trước bối cảnh đó, Bộ trưởng cho rằng, các địa phương đã chủ động ban hành chủ trương, chính sách hỗ trợ người lao động, gói an sinh xã hội của Trung ương và địa phương chung tay hỗ trợ người lao động, chung tay vượt khó khăn, thể hiện tinh thần tương tương ái.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực việc làm, an sinh xã hội, an dân đang có nhiều hệ lụy do dịch COVID-19 để lại, do vậy, đòi hỏi cần chính sách hỗ trợ quy mô lớn hơn và dài hơn để phục hồi thị trường lao động và an sinh xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương thảo luận tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương thảo luận tại phiên họp.

Chủ động ban hành chính sách liên quan đến trẻ em, đối tượng bảo trợ

Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Dải Dương) nêu, đại dịch COVID-19 khiến một số trẻ em, đặc biệt là nhiều trẻ em ở khu vực phía Nam, thành trẻ mồ côi và trở thành gánh nặng lớn, tạo áp lực lớn lên hệ thống Bảo trợ xã hội, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào?

Trả lời câu hỏi của đại biểu về chăm sóc cho trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian qua, do tác động của đại dịch COVID-19 trên thế giới có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị mồ côi, tại Việt Nam cho đến nay có 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó 81 mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Trước thực tế đó, Bộ trưởng cho biết, “thời gian qua chúng tôi đã chủ động ban hành chính sách liên quan đến trẻ em nói chung và đối tượng bảo trợ nói chung. Trong đó thay thế Nghị định 136 bằng Nghị định 20 trong Nghị định 20 này đã hiệu lực 1/7/201, có quy định đối tượng bảo trợ trẻ em và các cháu mồ côi được hưởng chính sách như thế nào”.

Cùng với đó, có quy định với trẻ em được hưởng chính sách trong các làng SOS. Trước khi ban hành chính sách này, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đã có tham khảo chính sách chung của quốc tế, cho thấy rằng nhìn chung chính sách của chúng ta khá đồng bộ. Trên thế giới dành cho trẻ em SOS khoảng 1,1 triệu đến 1,8 triệu, ở Việt Nam đối với trẻ em dưới 4 tuổi có người thân đỡ đầu thì ở mức 1,8 triệu.

Theo đó, ông Dung thông tin, thời gian qua với 2.532 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 như vậy, ngoài chính sách đã có, các tổ chức chính trị xã hội các đoàn thể cũng đã vận động hỗ trợ xã hội các cháu tương đối tốt.

“Riêng Quỹ bảo trợ trẻ em cũng đã quyết định hỗ trợ cho tất cả các cháu mồ côi cha hoặc mẹ được hỗ trợ 5 triệu đồng, riêng các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được cấp một sổ tiết kiệm 20 triệu đồng.

“Phương châm của chúng tôi là vận động mọi cháu đều có mái ấm gia đình, có người thân đỡ đầu”, ông Dung nhấn mạnh, và cho biết thêm, đến nay cả 81 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ đều đang sống với người thân, gia đình, trong trường hợp không có người thân thì chúng tôi bàn với Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam sẽ có các mẹ đỡ đầu, trường hợp xấu nhất thì mới đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội.

Thanh Nhung - Châu Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh