THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:05

Trao giải Cuộc thi: “Yêu đẹp – An toàn cho Phụ nữ”

Cuộc thi làm video ngắn về Chủ đề Phòng chống Bạo lực Tình dục với Phụ nữ và Trẻ em Gái với tên gọi "Yêu đẹp – An toàn cho Phụ nữ" được tổ chức trên nền tảng TikTok, với mục tiêu thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là thanh niên về chủ đề bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái, khuyến khích khả năng sáng tạo nội dung, mang đến một góc nhìn mới và dễ tiếp cận hơn về chủ để này, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi các hành động bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục.

Trao giải Cuộc thi: “Yêu đẹp – An toàn cho Phụ nữ” - Ảnh 1.

Trao giải các tác giả đạt giải khuyến khích

Sau 3 tuần triển khai với sự hưởng ứng tích cực của người dùng, cuộc thi đã thu hút được 3.849 video tham ra với tổng số gần 52 triệu lượt xem cùng hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận.

Các video ngắn tái hiện những tình huống đời thường tại trường học, công sở, nơi công cộng để truyền tải thông tin một cách trực quan, khắc sâu những kiến thức bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trong cộng đồng. Qua hội đồng giám khảo bình chọn, 50 video với lượt tương tác cao nhất đã lọt vào vòng chung kết.

Trong đó, giải Nhất cuộc thi thuộc về thí sinh Phạm Hồng Sơn. Ngoài ra Ban giám khảo còn trao thưởng cho 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 5 giải Khuyến Khích. Giải video được cộng đồng yêu thích nhất đã thu hút 276.802 lượt yêu thích và chia sẻ.

Trao giải Cuộc thi: “Yêu đẹp – An toàn cho Phụ nữ” - Ảnh 2.

Tác giả đạt giải nhất

Là người đạt Giải nhất Cuộc thi, bạn Phạm Hồng Sơn chia sẻ: " Từ lâu mình đã quan tâm đến chủ để bảo vệ phụ nữ và ấp ủ kế hoạch thực hiện video chủ đề nay trên kênh TikTok. Cuộc thi #antoanchophunu đã cho mình động lực để hiện thực hóa kế hoạch này. Mình hy vọng mỗi người xem xong video sẽ có thêm kiến thức và hiểu biết để tự bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ những người phụ nữ và trẻ em giá xung quanh".

Mặc dù số liệu thống kê và số liệu chính thức về quấy rối tình dục không có sẵn, các báo cáo và nghiên cứu gần đây cho thấy quấy rối tình dục lan rộng cả ở nơi làm việc và ở nơi công cộng. Các nghiên cứu hiện có cũng cho thấy các số liệu mang tính cảnh báo: 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; 10% phụ nữ đã kết hôn ở Việt Nam đã bị vợ/chồng của họ tấn công tình dục. Đối với 4% phụ nữ, một khi bạo lực tình dục bắt đầu, nó tiếp tục trong suốt mối quan hệ hoặc hôn nhân của họ. Các trường hợp về bạo lực tình dục và quấy rối tình dục liên tục xuất hiện trên các kênh truyền thông và mạng xã hội tại Việt Nam, làm dấy lên những thảo luận và phong trào xã hội về vấn đề này.

Là một trong các cơ quan tài trợ cho Cuộc thi, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam hy vọng cuộc thi này sẽ giúp nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng trong việc chung tay chấm dứt bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái, hướng tới một đất nước Việt Nam thịnh vượng, bền vững và an toàn cho tất cả mọi người, nơi không có phụ nữ phải sống trong sợ hãi, nơi mà tất cả phụ nữ đều được đối xử bình đẳng và tôn trọng.

"Các bạn trẻ vào cuộc trong các chiến dịch bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới theo những cách cực kỳ sáng tạo và có sức lan tỏa nhanh chóng. Sự thay đổi của các bạn trẻ là tính hiện đáng mừng và tôi tin là vấn đề bạo lực giới ở Việt Nam sẽ được giải quyết tốt hơn nhiều ở tuổi trẻ" bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA phát biểu tại sự kiện.

Cuộc thi được sự tài trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Đại sứ quán Hà Lan, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và thương hiệu mỹ phẩm Pizkie

NGUYỄN SÍU - MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh