CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:04

Trang bị bộ kỹ năng số để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Để trang bị cho phụ huynh và các em có những kiến thức an toàn trên môi trường mạng, ngày 6/6, Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp Viện nghiên cứu Phát triển bền vững (MSD) tổ chức toạ đàm trực tuyến "SNET – Online chuẩn, mùa hè vui".

Trang bị bộ kỹ năng số để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Ảnh 1.

Các diễn giả tham dự Tọa đàm.

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD cho rằng, mạng Internet có thể đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Tuy nhiên, những rủi ro của nó cũng rất đa dạng và hiện hữu; ví dụ như bị rò rỉ thông tin cá nhân, bị bắt nạt trên mạng, bị xâm hại trên môi trường mạng. Những rủi ro này sẽ luôn luôn phát triển và không chưa một ai có thể cập nhật để kịp thời cảnh báo. Vì vậy, chúng ta cần hiểu được căn nguyên và cách thức để có thể ngăn chặn kịp thời và hợp lý. Trẻ em cần được trang bị những kỹ năng, kiến thức trong nhà trường, cần có sự đồng hành của cha mẹ. Những quy định về hành vi, chuẩn mực trong cuộc sống thật cũng nên được áp dụng cho môi trường ảo để các em có thể trở thành những công dân số chuẩn, có trách nhiệm. 

Khi thấy con tham gia vào các nhóm hoặc xem những thông tin không phù hợp, các phụ huynh thường có xu hướng quát mắng, tịch thu thiết bị, áp đặt rằng con phải chấm dứt ngay hành động đó. "Theo tôi, trước tiên, chúng ta phải bình tĩnh, ngồi lại nói chuyện và trao đổi với con rằng tại sao con tham gia vào group này, tại sao con xem những chương trình này, con có nhận thức được những rủi ro khi xem những chương trình này không? Và có thể sau quá trình nói chuyện, đồng hành này các con cũng sẽ tự nhận thức được về những rủi ro, tác hại đối với bản thân các con và các con sẽ có cách xử lý của bản thân. Còn nếu chỉ áp đặt những biện pháp tức thời, không mang lại tác động lâu dài, thì sau này các con sẽ lại tò mò, sẽ lại tiếp tục tham gia và tìm xem những nội dung đó", bà Linh nhấn mạnh.

Trang bị bộ kỹ năng số để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần sự vào cuộc của nhiều bên.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong tháng 5 vừa qua, theo báo cáo nhanh của Tổng đài 111, ước tính có khoảng 40 cuộc gọi đến để trình báo về những trường hợp trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng. Đồng thời, trong tháng 5 cũng đã có hơn 30 cuộc gọi để phản ánh về những kênh, các clip có nội dung không phù hợp với trẻ em trên mạng. Những thông tin này đã nhanh chóng được Tổng đài 111 chuyển đến các cơ quan chức năng để ngay lập tức xử lý những nội dung trên. , không chỉ các cơ quan nhà nước. Hiện nay, Mạng lưới ứng cứu trẻ em trên môi trường mạng có sự tham gia của rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh đó có các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông chịu trách nhiệm đem đến các sản phẩm, nội dung cho trẻ em và các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội. Rất nhiều kênh, tổ chức và cá nhân khác nhau, dù chưa có tên trong mạng lưới, tuy nhiên, nếu có những kiến nghị hay bắt gặp những nội dung không phù hợp, thì đều có trách nhiệm báo cáo, phản ánh để góp phần nỗ lực chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Trang bị bộ kỹ năng số để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Phương Linh cho rằng, mạng Internet có thể đem lại nhiều lợi ích cho trẻ nhưng cũng không ít rủi ro.

Theo ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Chương trình Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 – Mạng lưới ứng cứu trẻ em trên môi trường mạng, với nỗ lực của các cơ quan chức năng, sẽ cung cấp cho trẻ em bộ kỹ năng số - một bộ miễn dịch số giúp trẻ em có thể tương tác lành mạnh và được bảo vệ trên môi trường mạng. Trách nhiệm của các nền tảng là phải kiểm soát những nội dung, phù hợp với pháp luật, phong tục Việt Nam và phù hợp với trẻ em. "Ước tính đến 99% các nội dung đều được kiểm duyệt trước khi đưa lên các kênh mạng. 

Trang bị bộ kỹ năng số để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Ảnh 4.

Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT).

Tuy nhiên, như thế nào là không phù hợp còn dựa trên văn hoá, phong tục của từng quốc gia. Vì vậy, việc kiểm duyệt nội dung còn là sự phối hợp giữa nền tảng và các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, các nền tảng cũng cần có những cơ chế phản hồi để phản ánh nhanh chóng những nội dung không phù hợp với trẻ em. Và những cơ chế kiểm duyệt nội dung không phù hợp với trẻ em phải khác với cơ chế kiểm duyệt nội dung với người lớn. Trách nhiệm thứ 3 là việc nâng cao nhận thức và đạo đức cho người sử dụng và trẻ em trên môi trường mạng. Người sản xuất nội dung phải chú ý nội dung phải phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, phù hợp thuần phong mỹ tục của Việ Nam", ông Tiến nhấn mạnh.

Là một nhà sản xuất nội dung đồng thời cũng là một phụ huynh, anh Lê Xuân Đức (chủ Facebook Bố con Sâu) cho rằng, với tư cách là một ông bố, từ trước đến nay luôn nghĩ mình phải kiểm soát các nội dung con xem để đảm bảo an toàn cho con. Với tư cách là người sản xuất nội dung trên Facebook, youtube luôn chọn lọc những nội dung hướng đến những giá trị tốt đẹp cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ được trang bị những kiến thức tự bảo vệ mình thì quá tuyệt vời bởi không phải bố mẹ nào cũng có thời gian, kiến thức để luôn kiểm soát hết các nội dung con xem trên mạng.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh