Trạch lan, tác dụng chữa bệnh của Trạch lan
- Y học 360
- 22:29 - 04/06/2024
TRẠCH LAN
Tên khác:
Tên thường gọi: Trạch lan, Cỏ ngọt, Mần tưới, Lan thảo, Hương thảo...
Tên tiếng Trung: 泽兰
Tên dược: Herba Lycobi
Tên khoa học: Lycopus lucidus Turcz. var. Hirtus Regel
Họ khoa học: Thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cây Trạch lan
(Mô tả, hình ảnh cây Trạch lan, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm. Thân có lông tơ. Các cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở đầu, thon hẹp ngắn ở gốc, dài 5-12cm, rộng 2,5-4,5cm, mép lá có răng đều, nhẵn và có nhiều tuyến trên cả hai mặt, gân lá hình lông chim. Cụm hoa là ngù kép ở ngọn nhiều đầu hoa, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu tím nhạt, các cuống hoa bao phủ lông ngắn dày đặc, các lá bắc tròn tù. Quả bế, màu đen đen, có 5 cạnh.
Hoa tháng 7-11 quả tháng 9-12.
Phân bố:
Cây mọc hoang dại và cũng được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc.
Chế biến:
Thu hái toàn cây vào mùa hạ trước khi cây ra hoa, cắt thành từng đoạn, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm để dùng dần.
Thành phần hoá học:
Cây chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu có p-cymene, methyl thymol ether neryl aceatate, lindelofine, O-coumaric acid, taraxasteryl palmitate. Quả màu đen nhạt thu hái vào mùa hè, rửa sạch, ủ cho mềm, phơi khô để dùng.
Vị thuốc Trạch lan
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị đắng, cay và hơi ấm.
Quy kinh:
Vào kinh Can và tỳ
Công năng:
Bổ máu và giải ứ trệ; lợi tiểu và giảm phù
Liều dùng:
Ngày dùng 10 - 15g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Trạch Lan
Trị người chưa lập gia đình, người hay nóng giận kinh nguyệt bị bế:
Trạch lan diệp12g, Bạch thược14g, Cam thảo 2g, Đương quy 12g. Sắc thuốc uống.(TrạchLanDiệpThang).
Trị sau sinh bị các bệnh phong, hư hao:
Bá tử nhân 2g, Bạch chỉ 2g, Bạch truật 2g, Cảo bản 2g, Chích thảo 2g, Đan sâm 2g, Địa hoàng 4g, Đương quy 2,8g, Hậu phác 2g, Nhân sâm 2g, Phòng phong 2g, Quế tâm 2g, Tế tân 2g, Trạch lan 2,4g, Xuyên khung 2g. Tán bột, làm hoàn. (Trạch Lan Hoàn gia Vị - Ngoại Đài Bí Yếu)
Trị ung nhọt lâu ngày không vở mủ (không phát ra).
Can khương 60g, Chích thảo 30g, Đương quy 24g, Phòng phong 60g, Phụ tử 60g, Tân di 60g, Tế Tân 60g, Thạch cao 60g, Thục địa 60g, Trạch lan 60g, Xuyên khung 24g. Tán bột, ngày uống 6g với nước nóng. (Trạch Lan Tán – Quỷ Di Phương).
Trị tổn thương do té ngã, sang thương có máu ứ, tiêu tiểu không thông:
Đào nhân 10 hạt, Đương quy 20g, Hồng hoa 4g, Mẫu đơn bì 12g, Mộc hương 6g, Trư linh 20g, Xích thược 6g. Sắc uống. Tác dụng: Hoạt huyết hoá ứ. (Trạch Lan Thang IV – Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương).
Tham khảo
Chỉ định và phối hợp:
- Ứ trệ tuần hoàn biểu hiện như vô kinh, loạn kinh, ít kinh hoặc đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp trạch lan với đương qui, đan sâm và xích thược.
- Ðau ngực hoặc đau hạ sườn do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp trạch lan với uất kim và tân sâm.
- Mụn nhọt, hậu bối, sưng tấy: Dùng phối hợp trạch lan với kim ngân hoa, đương qui và cam thảo.
- Dân gian thường dùng lá trạch lan lót ổ gà, ổ chó phòng trị mạt cho gà, bọ chét cho chó. Cho Trạch lan khô vào hủ đựng đậu mè vừa thơm vừa trừ sâu mọt. Cho Trạch lan dưới giường diệt rệp. Nhân dân còn dùng lá Trạch lan giã nhỏ cho vào túi vải xát trực tiếp vào tay hay chân để xoa muỗi (con bọ mát) có hiệu quả tốt trong vòng hai ba giờ.
Kiêng kỵ:
Kinh nguyệt đến trước kỳ, huyết nhiệt không có ứ trệ, huyết hư không có ứ trệ không dùng.
Thuviensuckhoe.org Tổng hợp
*************************