CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:06

Trà chanh, trà quất 10k/cốc: Cẩn thận kẻo rước họa nhiễm độc mãn tính

Những cốc trà chanh có giá 10 - 15k có thật sự được pha từ nguyên liệu sạch hay là từ một loại hóa chất "không tên" nào đó?

Trà chanh đang trở lại thời hoàng kim khi đâu đâu cũng thấy quán xá mọc lên. Nếu như trước đây, giới trẻ thường hỏi nhau "Cà phê không?", "Trà sữa không?" để chỉ chung việc giải khát thì giờ đây, trà chanh đang là lựa chọn số một.

Có nhiều lý do khiến giới trẻ thích đi trà chanh, vừa là để vô tư buôn chuyện, vừa giải khát, giá cả lại hợp túi tiền hơn hẳn. Nhiều người còn bảo nhau rằng uống trà chanh thì yên tâm tuyệt đối về độ bổ dưỡng. Cứ phân tích theo khoa học là ra: Trà xanh có nhiều công dụng trong việc ngừa ung thư, bổ gan; còn chanh thì nhiều vitamin C và khoáng chất.

Sự thật về những cốc trà chanh, trà quất 10k mà giới trẻ “phát cuồng”: Được pha bằng hóa chất lạ, coi chừng nhiễm độc mãn tính - Ảnh 1.

Có nhiều lý do khiến giới trẻ thích đi trà chanh, vừa là để vô tư buôn chuyện, vừa giải khát, giá cả lại hợp túi tiền hơn hẳn.

Tuy nhiên, trà chanh chỉ thực sự bổ dưỡng nếu như người bán sử dụng đúng nguyên liệu an toàn, uy tín đó là: Nước trà, đường sạch và chanh. Xong trên thực tế, có không ít các cửa hàng trà chanh vì chạy theo lợi nhuận mà lại pha chế thức uống theo công thức: Đường hóa học, chất thơm, bột trà không rõ nguồn gốc.

Rùng mình trà chanh không làm từ… trà và chanh

Việc trà chanh được pha bằng bột hóa chất đã được cảnh báo trước đây rất nhiều lần. Vì ham lợi nhuận, nhiều cửa hàng trà chanh đã sử dụng những loại nguyên liệu rẻ tiền, không rõ nguồn gốc để pha chế. Theo các chuyên gia hóa học, loại bột trà mà nhiều cơ sở kinh doanh trà chanh sử dụng có thể là bột được pha màu, mùi và tạo vị chát để đánh lừa cảm giác của người uống. Mỗi kg bột trà này có thể pha được khoảng 10 lít nước. Loại nguyên liệu thứ 2 là đường sạch có thể được thay thế bằng đường hóa học để pha chế (1kg đường hóa học có thể thay cho 400kg đường thông thường).

Sự thật về những cốc trà chanh, trà quất 10k mà giới trẻ “phát cuồng”: Được pha bằng hóa chất lạ, coi chừng nhiễm độc mãn tính - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, để tạo hương vị cho loại đồ uống này, người ta sử dụng một chất thơm để pha chế trà chanh, trà quất. Đây đều là loại chất thơm giá rẻ, không được kiểm soát chất lượng. Có đến 400 chất hữu cơ khác nhau dùng để pha trộn tạo thành các chất có mùi thơm. Chất thơm ở các hàng trà chanh hiện nay đang sử dụng chủ yếu ở thể rắn và không ít độc tố được tạo ra từ chất thơm này.

Còn nhớ vào năm 2015, trào lưu trà chanh cũng nở rộ và hẳn nhiều người đã phải rùng mình khi xem một đoạn clip vạch trần trà chanh được làm từ bột trà tinh luyện Trung Quốc.

Sự thật về những cốc trà chanh, trà quất 10k mà giới trẻ “phát cuồng”: Được pha bằng hóa chất lạ, coi chừng nhiễm độc mãn tính - Ảnh 3.

Đoạn clip do VTV thực hiện đã vạch trần sự thật về trà chanh.

Theo đoạn clip chia sẻ, loại bột trà chanh Trung Quốc được bán rất phổ biến trên thị trường. Để pha các cốc trà chanh thơm ngon, chủ quán chỉ cần sử dụng loại bột siêu trà và bột chanh tinh luyện có nguồn gốc từ Trung Quốc, không hạn sử dụng, không hướng dẫn và cũng không rõ thành phần của nó là gì.

Với một túi bột siêu trà (1 túi có 10 gói) kèm 50gr bột chanh tinh luyện, người bán có thể pha được 10 lít trà chanh, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Những gói bột siêu trà này thường có nhãn mác in tiếng Thái Lan, không có phiên dịch tiếng Việt cũng không có ngày tháng sử dụng.

Sự thật về những cốc trà chanh, trà quất 10k mà giới trẻ “phát cuồng”: Được pha bằng hóa chất lạ, coi chừng nhiễm độc mãn tính - Ảnh 5.

Gói bột chanh tinh luyện tiếng Thái.

Uống trà chanh pha từ hóa chất, coi chừng nhiễm độc mãn tính

Trả lời về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, trường ĐH Bách khoa Hà Nội), cho rằng việc uống các loại trà chanh pha bằng hóa chất sẽ đe dọa rất nhiều đến sức khỏe của người dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Theo PGS Thịnh, khi uống phải trà chanh bằng hóa chất, người uống sẽ không thể nhận ra điều gì bất thường. Nhưng về lâu dài, cơ thể người dễ bị nhiễm độc trường diễn (việc nhiễm độc sẽ xảy ra sau một quá trình dài hay còn gọi là nhiễm độc mãn tính). Tiêu chảy cấp là triệu chứng có thể thấy rõ nhất khi chúng ta uống phải loại trà chanh pha chế từ hóa chất, không rõ nguồn gốc hoặc nước không sạch.

Sự thật về những cốc trà chanh, trà quất 10k mà giới trẻ “phát cuồng”: Được pha bằng hóa chất lạ, coi chừng nhiễm độc mãn tính - Ảnh 6.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc, giảng viên chuyên về trà, cà phê và đường, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết: Để tăng lợi nhuận, các quán trà chanh thường sử dụng loại đường hóa học. Lý do là loại đường này có độ ngọt gấp 500-600 lần so với đường cát thông thường, chỉ cần bỏ một lượng rất nhỏ là đã có thể tạo độ ngọt cho ly nước chanh.

"Trước đây, đường hóa học là loại bị cấm dùng trong thực phẩm vì loại đường này không mang lại năng lượng như đường saccharose và bị nghi là chất gây ung thư. Nếu sử dụng đường này trong trà chanh, sau khi uống vài phút, người uống sẽ có cảm giác gắt ở cuống họng khá lâu", bà Cúc nói.

Phân biệt trà chanh được làm từ hó‌a chấ‌t như thế nào?

Theo các chuyên gia, khi uống trà chanh, trà quất hãy lưu ý đến một số điểm dưới đây để biết loại nước mình đang uống có thực sự sạch không:

- Cảm nhận vị ngọt: Trà chanh có pha bằng đường hóa học sẽ có vị ngọt gắt nơi cuống họng. Ngược lại, trà chanh chuẩn chỉ có độ ngọt thơm vừa phải.

- Bằng mắt thường: Bạn có thể thấy rằng, trà chanh pha bằng hóa chất không sử dụng chanh nên không hề có tép chanh nhỏ li ti.

Sự thật về những cốc trà chanh, trà quất 10k mà giới trẻ “phát cuồng”: Được pha bằng hóa chất lạ, coi chừng nhiễm độc mãn tính - Ảnh 8.

- Nếm thử lát chanh: Trong cốc trà chanh bao giờ cũng có vài lát chanh, nếu bạn nếm thấy lát chanh có vị chua, đắng nhưng uống nước lại thấy chua ngọt chứ không hề đắng thì chắc chắn đó là cốc nước đã pha hó‌a chấ‌t. Trà chanh thật thì dù lát chanh hay phần nước đều có mùi vị giống nhau.

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh