THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:07

TP.HCM: Người lao động chật vật chi tiêu, mua sắm trong những ngày cuối năm

Hơn 50% doanh nghiệp gặp khó khi thưởng Tết

Trong số 1.000 doanh nghiệp đã báo cáo về Sở LĐ-TB&XH TP.HCM kế hoạch thưởng Tết 2022, hơn 50% đang gặp khó khăn về cân đối tài chính. Nhiều doanh nghiệp đã rất cố gắng, vẫn đảm bảo thưởng Tết cho người lao động theo quy chế thưởng của doanh nghiệp và theo thỏa thuận lao động tập thể.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ người lao động bằng nhiều hình thức như xe đưa đón về quê ăn Tết; hỗ trợ tiền vé xe; thăm và tặng quà để giúp người lao động có Tết sum vầy, đầy đủ hơn; đồng thời giữ chân người lao động quay trở lại doanh nghiệp sau Tết.

Tương tự, doanh nghiệp ở Đồng Nai và Bình Dương cũng gặp khó khăn trong việc thưởng Tết. Do ảnh hưởng của dịch bệnh trong hai năm liên tiếp, mức thưởng Tết 2022 đã không cao như kỳ vọng và khó bằng năm ngoái.

Nhiều lao động ở TP.HCM đang mong chờ tiền thưởng Tết.

Nhiều lao động ở TP.HCM đang mong chờ tiền thưởng Tết.

Người lao động gặp khó

Một khảo sát của hãng tư vấn NielsenIQ Vietnam trong năm 2021 cho thấy, người tiêu dùng đã bị phân hóa thành 4 nhóm sau đại dịch.

Nhóm đã bị ảnh hưởng: chịu áp lực tài chính từ năm 2020 và tiếp tục trong năm 2021. Họ phải luôn tính toán tinh giản tiêu dùng và chi tiêu. 

Nhóm mới bị ảnh hưởng: bắt đầu trải qua sự sụt giảm trong thu nhập, tài chính kém đi. Họ đang cẩn trọng theo dõi chi tiêu hiện tại của mình.

Nhóm ít bị ảnh hưởng nhưng cẩn trọng: đưa ra nhiều lựa chọn thông minh hơn để tiết kiệm chi tiêu.

Nhóm không bị ảnh hưởng: tức tầng lớp trung lưu, nhưng họ chuyển sang tiết kiệm các khoản chi tiêu khác.

Nhiều người dân khó khăn đến mua sắm hàng Tết tại siêu thị 0 đồng.

Nhiều người dân khó khăn đến mua sắm hàng Tết tại siêu thị 0 đồng.

Tỷ lệ tích lũy của một gia đình trung bình ở thành phố là hai tháng thu nhập, tức chỉ 60 ngày. Tuy nhiên, mức tích lũy này đã cạn kiệt sau đợt phong tỏa kéo dài đến 123 ngày tại TP.HCM.

Theo khảo sát của NielsenIQ Vietnam, có 66% người tiêu dùng đã thay đổi cách chi tiêu, và đến 88% tiếp tục cơ cấu lại chi tiêu trong năm 2021 và thời gian tới. Trong năm 2021, tất cả mọi người - từ thu nhập thấp đến cao - ai cũng lo mất việc.

Những người tạm thời bị ngưng việc do dịch bệnh lại lo lắng không biết tương lai mình có việc làm hay không. Còn những người có việc làm thì lại đang mong đợi ít nhất “tháng lương thứ 13” trọn vẹn. Khi mức thưởng thấp hơn đồng nghĩa những áp lực tài chính đối với họ ngày càng gia tăng.

Cần có nhiều chương trình kích cầu thị trường 

Tết là dịp chi tiêu nhiều nhất của người Việt trong một năm. Nhưng Tết năm nay tình hình sẽ khác với năm trước. Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Media, nói rằng Tết 2022 này người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng mua sắm trễ hơn dịp Tết các năm trước. Phần lớn có thể là do các doanh nghiệp chi thưởng cuối năm trễ. “Mọi chuyện có thể thay đổi vào giờ chót. Người tiêu dùng sẽ mua sắm cận Tết, thậm chí có thể vào ngày tất niên và trong những ngày Tết. Chính vì thế, doanh nghiệp phải chuẩn bị bán hàng xuyên Tết”, bà Nga nhận xét.

Chương trình thiện nguyện trao tặng những phần quà Tết đầy ý nghĩa đến các trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19.

Chương trình thiện nguyện trao tặng những phần quà Tết đầy ý nghĩa đến các trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Công ty cổ phần Chứng khoán MB cho thấy nhu cầu tín dụng tiêu dùng sẽ bùng nổ trong giai đoạn từ cuối năm 2021 và kéo dài đến năm 2022 khi toàn bộ nền kinh tế mở cửa trở lại và hồi phục dần. Chi tiêu dịp lễ Tết sẽ gia tăng khi các chương trình kích cầu và khuyến mãi được tung ra.

Chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết Nguyên đán Nhân Dần 2022, chương trình thiện nguyện Home Love của Home Credit đã trao 1.000 phần quà đến các em nhỏ mồ côi do dịch Covid -19 tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác.

THIÊN AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh