THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:06

TP.HCM: Mỗi ngày 10.000 trẻ đến bệnh viện vì nắng nóng cực điểm

Thông kê sơ bộ cho thấy trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 trẻ được cha mẹ đưa đến khám tại hai Bệnh viện Nhi đồng của thành phố. Riêng tại BV Nhi đồng 2, lượng trẻ đến khám mỗi ngày koảng 6.000 bé và đang tiếp tục có chiều hướng tăng lên.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 trẻ phải đến 2 bệnh viện nhi tại TP.HCM để khám các bệnh do nắng nóng kéo dài gây ra

Còn tại BV Nhi đồng 1, trong số khoảng 5.000 trẻ đến khám mỗi ngày, có khoảng 200 trẻ nhập viện điều trị. Ngoài các bệnh phổ biến trong mùa nắng nóng như sốt siêu vi, bệnh đường hô hấp và tiêu hóa, còn có nhiều trẻ mắc tay chân miệng, và đặc biệt có một số ca sốt xuất huyết – bệnh thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa.

Theo BS Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhi đồng 2 cho biết, trong số trẻ đến khám, có một số trường hợp bệnh khá nặng. Nguyên nhân chính là do ban đầu gia đình chủ quan, tự chẩn bệnh rồi mua thuốc tại các hiệu thuốc để tự điều trị. Tuy nhiên, do chẩn bệnh không chính xác, thuốc chủ yếu do các hiệu thuốc tự “kê toa” nên việc điều trị không những không hiệu quả mà còn khiến bệnh tình của trẻ trở nặng. Hầu hết các trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú là do gia đình đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh đã trở nặng, có dấu hiệu nguy hiểm.

Nhiều trường hợp bệnh trở nặng do phụ huynh tự chẩn bệnh và điều trị sai cách

“Cha mẹ không nên tự chẩn bệnh, vì không có chuyên môn có thể dẫn tới việc trẻ mắc bệnh này lại tưởng bệnh khác, điều trị sai hướng. Đặc biệt, cần hết sức cảnh giác với các trường hợp trẻ sốt cao tới 39 độ C, liên tục 2 giờ không dứt. Trong trường hợp trẻ sốt kéo dài trên 2 ngày phải đưa bé nhập viện ngay lập tức. Ngoài ra, với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi nếu có sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú, vàng da thì phải đưa đến viện khám ngay trước khi xảy ra biến chứng”.

Theo trang dự báo thời tiết uy tín Weatheronline (Anh), chỉ số tia UV (tia cực tím) tại TP.HCM từ ngày 28/2 đến 27/3/2019 luôn đạt từ mức 12 - 14 (mức cao nhất). Chỉ số tia UV từ 11 trở lên đã rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Với đợt nắng nóng đến 37-38 độ như hiện nay, trẻ em nếu tiếp xúc với nhiệt độ nóng bức sẽ dễ bị sảng nhiệt, sốc nhiệt. BV Nhi đồng 1 từng tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhi bị sảng nhiệt nhưng đã tử vong vì gia đình đưa đến quá trễ. Theo một số bác sĩ nhi, nếu thấy trẻ có dấu hiệu sảng nhiệt (có hành vi, lời nói không bình thường, không tự chủ do ở lâu trong môi trường nắng nóng) thì phải đưa trẻ vào ngay nơi mát mẻ để hạ nhiệt, cho trẻ uống nước lọc. Nếu trẻ bị mê sảng thì phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Bên cạnh các bệnh mùa nắng nóng, hiện đã có một số trẻ bị mắc các bệnh của mùa mưa là tay chân miệng và sốt xuất huyết

Mặc dù đang mùa khô với những đợt nắng nóng cao điểm, nhưng đã có một số trường hợp trẻ bị tay chân miệng hoặc sốt xuất huyết. Do đó phụ huynh cần cảnh giác với hai căn bệnh thường phổ biến trong mùa mưa này. Nếu thấy trẻ bị sốt với các biểu hiện giật mình, chới với, hốt hoảng, nôn ói thì phải nghĩ tới khả năng bị biến chứng của tay chân miệng, cần đưa đến bệnh viện ngay. Nếu có dấu hiệu sốt xuất huyết, sau 3 ngày sốt cao mà trẻ có dấu hiệu hạ nhiệt có thể đã rơi vào tình trạng nặng, cũng phải đưa ngay đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

VH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh