THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:54

TP.HCM kiến nghị điều chỉnh lương công chức bằng lương khối doanh nghiệp

Báo cáo của UBND TP.HCM nêu nhiều bất cập của chính sách tiền lương hiện hành, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động.

Cuộc khảo sát diễn ra trong bối cảnh Quốc hội vừa thông qua cơ chế đặc thù cho TP, cho phép Hội đồng nhân dân TP được phép quyết định mức lương cho cán bộ, công chức, viên chức TP với mức không quá 1,8 lần mức lương cơ bản.

Báo cáo của UBND TP.HCM cũng một lần nữa đề cập đến thực tế là chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động. Cụ thể, trong khu vực hành chính, sự nghiệp, lương cơ bản thấp và chậm điều chỉnh, mức tăng chủ yếu bù đắp trượt giá, chưa bảo đảm nhu cầu sống cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất - kinh doanh (1,3 triệu đồng so với hơn 3 triệu đồng).

Chẳng hạn như, trong khu vực hành chính, sự nghiệp, lương cơ bản thấp và chậm điều chỉnh, thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất - kinh doanh (1,3 triệu đồng so với hơn 3 triệu đồng). Vì vậy mức tăng lương hàng năm chủ yếu bù đắp trượt giá, chưa bảo đảm nhu cầu sống cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức.

 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc

Hệ thống thang, bảng lương trong khối hành chính nặng về bằng cấp, chưa phản ánh được trình độ, chất lượng đáp ứng công việc hoặc chức vụ đảm nhận. Hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp (sau 3 năm nâng hệ số lương thêm 0,35, tương ứng khoảng hơn 400.000 đồng), làm giảm hiệu quả của hệ số lương, tăng tính bình quân trong trả lương.

TP.HCM cũng cho rằng cơ chế chi trả tiền lương chưa tạo điều kiện cho các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có điều kiện hình thành cơ chế bổ sung quỹ tiền lương để nâng cao thu nhập đội ngũ công chức.

Vì vậy, TP.HCM đề nghị điều chỉnh mức lương cán bộ, công chức ít nhất phải bằng lương thấp nhất của người lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng luật về tiền lương tối thiểu, quy định rõ điều kiện, phương pháp tính, xác định lương tối thiểu để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá TP.HCM là cấp hành chính, kinh tế năng động bậc nhất của cả nước nên có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá thực trạng, kiến nghị tới TƯ về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

Đây là các đề án quan trọng sẽ được TƯ Đảng tập trung thảo luận, thông qua vào năm 2018, triển khai thực hiện trong thực tiễn từ sau năm 2021. Ông đánh giá cao và đồng tình với các nhận định, kiến nghị của TP.HCM về chính sách tiền lương hiện nay để góp vào định hướng cải cách chính sách sắp tới.

Theo đó, Ban chỉ đạo ghi nhận việc thiết kế chính sách tiền lương phải bảo đảm thu hẹp chênh lệch giữa khối hành chính và doanh nghiệp, thực sự là động lực cho hoạt động công vụ và sản xuất kinh doanh, trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ chứ không cào bằng, bình quân như hiện nay.

 “Cùng với nghị quyết số 18 và số 19 của hội nghị TƯ 6 khóa 12 về tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, nâng chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chúng ta sẽ tiến tới thực hiện thành công cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội tạo động lực cho sự phát triển của người lao động, DN và quốc gia trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

HOÀNG THƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh