CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:03

TP.HCM: 7 tháng đầu năm xảy ra 485 vụ tai nạn lao động

 

Theo đó, tai nạn lao động chủ yếu xảy ra ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như sản xuất giày dép, may trang phục, gia công kim loại... Đặc biệt, trong 30 vụ tai nạn lao động gây chết người thì có 21 vụ thuộc lĩnh vực thi công xây dựng, làm chết 21 người và bị thương nặng 2 người.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn TP.HCM, Sở LĐ-TB&XH ghi nhận vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót của cả người sử dụng lao động lẫn các cấp quản lý trong việc thực hiện những quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

 

Công nhân thi công trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động


Các vi phạm chủ yếu như: Chưa tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; chưa xây dựng đầy đủ các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động, các quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn cho người lao động; chưa tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động…

Để phòng ngừa TNLĐ, thanh tra Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đầy đủ các nội dung quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Số lượng kiểm tra khoảng 300 cuộc. Trong đó, chú trọng những lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ như công trình xây dựng, doanh nghiệp ngành cơ khí và may mặc, da giày.

Riêng lĩnh vực thi công xây dựng, lưu ý đến các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, công trình sửa chữa, cải tạo, phá dỡ có sử dụng các thiết bị điện, thiết bị hàn, cắt kim loại, sử dụng lao động tự do, lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Đặc biệt, trong các yếu tố sẽ quan tâm đến việc an toàn sử dụng điện. Tôi tin tưởng, khi thực hiện đúng và đủ các biện pháp đồng bộ thì số vụ TNLĐ sẽ được kéo giảm trong thời gian tới. Vị này cho hay.

Theo thống kê mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động trẻ bước vào thị trường lao động nhưng tình hình mất an toàn lao động ngày càng nóng bỏng. Các lao động trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ thương tích và bệnh nghề nghiệp cao hơn 40% so với những người lao động lớn tuổi. Nguyên nhân là do có lỗ hổng kiến thức về an toàn lao động.

Để lấp được lỗ hổng này, cần đưa kiến thức về an toàn lao động vào giáo dục. Bà Valentine -  đại diện dự án an toàn và sức khỏe cho lao động trẻ thuộc ILO, khuyến cáo, Việt Nam nên lồng ghép an toàn sức khỏe nghề nghiệp vào giáo dục tại tất cả các cấp học đường hiện nay.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh