THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:22

TPBank TX.Sơn Tây hoạt động theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”?

Tưng bừng khai trương

Ngày 14/7/2016, tại số 314 Chùa Thông, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong tổ chức khai trương phòng giao dịch TPBank Sơn Tây. Theo giới thiệu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong,  TPBank Sơn Tây sẽ cung cấp các sản phẩm tài chính đặc thù cho doanh nghiệp và người dân tại khu vực cửa ngõ phía Tây của thủ đô.

 

 - Ảnh 1 

Ngân hàng TMCP Tiên Phong tổ chức khai trương phòng giao dịch TPBank Sơn Tây.

 

Phát biểu tại buổi khai trương, ông Phạm Đông Anh, Phó tổng giám đốc TPBank cho biết, khu vực này đang phát triển với các hoạt động giao thương nhộn nhịp và đa dạng, TPBank hy vọng với việc đặt điểm giao dịch mới ở đây sẽ đáp ứng nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp và khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm 2016,  TPBank đạt lợi nhuận 205 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 83.200 tỷ đồng, xếp thứ 8 trong top 10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam năm 2016, theo công bố của Vietnam Report. Mặc dù, khai trương rầm rộ và có đại diện lãnh đạo của phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây và ông Phạm Đông Anh, Phó TGĐ TPBank tới dự nhưng chính TPBank lại có dấu hiệu hoạt động không đúng chức năng được báo cáo với Ngân hàng nhà nước.

Những dấu hiệu bất thường

Để làm rõ những dấu hiệu hoạt  động trái pháp luật của TP bank Sơn Tây, PV vào vai một khách gửi tiền tại địa chỉ này. Tại phòng giao dịch TPBank Sơn Tây, PV đã mở một sổ tiết kiệm với kì hạn 1 tháng. Tại đây, khi mở sổ tiết kiệm, PV chỉ thấy chữ ký của giao dịch viên và kiểm soát viên, không hề có chữ kỹ giám đốc phòng giao dịch - người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng.

 

 - Ảnh 2Tại phòng giao dịch TPBank Sơn Tây, PV đã mở một sổ tiết kiệm với kì hạn 1 tháng. 

 

Khi PV thắc mắc về điều này, giao dịch viên ngân hàng cho biết, PGD hiện chưa có giám đốc, PV tỏ ý nghi ngờ về việc nếu không có chữ kí của giám đốc chi nhánh thì liệu sổ tiết kiệm của mình có đảm bảo an toàn hay không? Giao dịch viên cho biết, khách hàng cứ yên tâm, không có vấn đề gì phải nghi ngại.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, có hiệu lực ngày 5/7/2019 quy định:

- Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Nội dung Thẻ tiết kiệm;

a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;

(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;

(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;

(iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;

(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;

b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.

Như vậy, nếu theo đúng quy định này thì những nội dung trên sổ tiết kiệm mà PV đã mở tại TPBank Sơn Tây thì Ngân hàng TMCP Tiên Phong  đã không tuân thủ các quy định tại Thông tư 48 nêu trên.

Khó hiểu hơn nữa, mặc dù PV mở sổ tiết kiệm tại phòng giao dịch TPBank Sơn Tây nhưng trên sổ lại được đóng dấu của Chi nhánh TPBank Tây Hà Nội?

Cần nhấn mạnh, TPBank Tây Hà Nội có địa chỉ tại 535 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội là khu vực nội thành.

 Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2013/TT-NHNN để thành lập phòng giao dịch, ngân hàng thương mại phải thành đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1.Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.

Khoản 1 Điều 6 : Đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị):

a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

b) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị;

c) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị;

d) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

đ) Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;

e) Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành;

g) Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

h) Đáp ứng điều kiện về số lượng chi nhánh được phép thành lập theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

i) Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư này.

2. Chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện:

a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;

b) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm đề nghị.

3. Đáp ứng điều kiện về số lượng phòng giao dịch được thành lập theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Bên cạnh đó theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì, Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý.

Không hiểu hà cớ gì, TP Bank Sơn Tây được rêu rao là Phòng giao dịch, nhưng lại dùng con dấu của một chi nhánh khác trên ở thủ đô Hà Nội.

Đến đây có thể nhận thấy rõ ràng là TPBank Sơn Tây đã được ngân hàng cấp phép hoạt động Phòng giao dịch hay chưa, hoạt động này đang được báo cáo với Ngân hàng Nhà nước như thế nào. Ngân hàng TMCP Tiên phong được lợi những gì tại những địa điểm nêu trên?

Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói gì?

Từ chứng cứ và thực tế PV thu thập được, mặc dù chưa được cấp phép hoạt động phòng giao dịch như những gì được quảng cáo. Tuy nhiên, thay vì sửa sai thì TPBank lại ra 1 văn bản theo kiểu “cả vú lấp miệng em” để đối phó với các cơ quan báo chí.

Như đã nêu ở trên, TPBank có nhiều dấu hiệu hoạt đông không đúng như những nội dung báo cáo với ngân hàng nhà nước.   

Trước thông tin phản ánh của các cơ quan truyền thông, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã có văn bản số 1040/CV-TPB.BĐH phản hồi tới các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, nội dung câu trả lời của Ngân hàng TMCP Tiên Phong khá chung chung, không đi vào trọng tâm, nhiều dấu hiệu né tránh câu hỏi của các cơ quan truyền thông.

Đối chiếu với câu trả lời này của Ngân hàng TMCP Tiên Phong với Quy định về nội dung thông tin thẻ tiết kiệm tại Thông tư 48 về nội dung chi tiết Thẻ tiết kiệm thì người đại diện về pháp luật là ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc sẽ phải ký vào sổ tiết kiệm. Bởi lẽ, khi PV hỏi giao dịch viên, giao dịch viên này khẳng định là chưa có giám đốc. Đồng nghĩa ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong là đại diện cho TPBank Sơn Tây và đóng dấu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong thay vì Chi nhánh Tây Hà Nội.

Cần nhấn mạnh là: PGD là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý.

Được biết, tại địa chỉ trên chỉ là Văn Phòng đại diện của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.

Những hoạt động của các điểm TPBank này ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực an ninh tiền tệ ở khu vực đang hoạt động. Những hoạt động này ảnh hưởng như thế nào về hoạt động kinh doanh với những ngân hàng kinh doanh chân chính? Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập vấn đề này tới bạn đọc.

 

Thông tư 48/2018/TT-NHNN, có hiệu lực ngày 5/7/2019;

 a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;

(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;

(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;

(iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;

(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;

b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.

VINH HOÀN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh