CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:53

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đối ngoại là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 14/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hội nghị sẽ tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho toàn hệ thống chính trị, cho các cấp các ngành trong hoạt động đối ngoại.

Đối ngoại – đối ngoại: hai cánh của một con chim

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng đều phải xử lý hai vấn đề cơ bản là đối nội và đối ngoại.

Hai vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau như hai cái cánh của một con chim, tạo thế và lực cho nhau, gắn kết và đan xen ngày càng chặt chẽ với nhau, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ và sâu rộng.

Đối ngoại ngày nay không chỉ là sự nối tiếp của chính sách đối nội, mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì hội nghị.

Trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua, kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại vẻ vang của Dân tộc, nhất là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đặt nền móng cho nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kế thừa và không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở vì hoà bình, hợp tác và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng mới đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thống nhất rất cao về nhận thức và quyết tâm "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trường phái ngoại giao Việt Nam rất độc đáo và đặc sắc, có thể gọi là ngoại giao cây tre Việt Nam.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trường phái ngoại giao Việt Nam rất độc đáo và đặc sắc, có thể gọi là "ngoại giao cây tre Việt Nam".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta về công tác đối ngoại, trong 35 năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ khoá XII gần đây, nước ta đã đạt được nhiều kết quả, thành tích rất tốt đẹp.

Nổi bật là: Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, nước ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới...

“Có được những kết quả, thành tích đó là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, bình tĩnh, tỉnh táo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự điều hành chủ động, linh hoạt của Nhà nước; sự đồng tình, đoàn kết, ủng hộ của toàn thể nhân dân; sự vào cuộc và hoạt động tích cực của cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp, trong đó Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác đối ngoại trong cả nước là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng.

3

“Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn, rất có ý nghĩa của toàn thể anh chị em đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.

Trường phái "ngoại giao cây tre Việt Nam"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, kết thừa và phát huy bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của nhân loại, của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh.

Bên cạnh các cuộc chiến đấu ngoan cường, ông cha ta luôn chú trọng hoạt động ngoại giao tạo ra bản sắc riêng rất độc đáo, hòa khí hòa hiếu, trọng nghĩa khí, "đem đại nghĩa thắng hung tàn" - Tổng Bí thư trích Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi và cho rằng đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để đất nước muôn thuở thái bình.

Trong bài phát biểu, dẫn chiếu hình ảnh cây tre Việt Nam, mềm mại, nhưng rất kiên cường như tính cách của con người, dân tộc Việt Nam linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh quan điểm về “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại và ngoại giao Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc và trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam”.

Tổng Bí thư nhắc lại dịp sang làm việc với Bộ Ngoại giao cách đây mấy năm và có ví ngoại giao chúng ta là "ngoại giao cây tre Việt Nam". "Thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy nên thành tre ơi" - Tổng Bí thư trích dẫn và nhấn mạnh, trường phái ngoại giao Việt Nam rất độc đáo và đặc sắc, từ đây có thể gọi là "ngoại giao cây tre Việt Nam".

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị.

Nhiều thành tích “tốt đẹp và nổi bật”

Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng về công tác đối ngoại, trong 35 năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ khóa XII gần đây, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả thành tích rất tốt đẹp, nổi bật là 4 vấn đề sau đây:

Một là, từ phá thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tạo dựng và củng cố được ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Từ đó, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi quốc tế đối với công cuộc đổi mới của nhân dân ta.

Hai là, Việt Nam đã tạo dựng được một môi trường quốc tế thuận lợi, huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội.

Từ một nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung, bị bao vây cấm vận, đến nay, Việt Nam đã trở thành nước có nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, liên kết kinh tế sâu rộng, đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 3 hiệp định thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, hình thành mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng với hầu hết các nền kinh tế quan trọng trên thế giới.

Nếu cách đây 30 năm, Việt Nam mới có quan hệ kinh tế thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đạt khoảng 600 tỷ USD, gấp khoảng 120 lần so với năm đầu của thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thu hút được 400 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó giải ngân được khoảng 250 tỷ USD…

1

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã huy động được nguồn lực to lớn của kiều bà ta để đóng góp vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, Việt Nam đã chủ động đóng góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng chống dịch Covid-19 đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế, xã hội.

Ba là, đối ngoại đã đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để bảo vệ chủ quyền, giữ vững đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần vào việc củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đối với những vấn đề phức tạp về biên giới lãnh thổ, Việt Nam luôn luôn giơ cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, tích cực trao đổi đàm phán với các nước liên quan, kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và phải bảo vệ được lợi ích quốc gia.

Bốn là, vị thế quốc tế và uy tín quốc tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ thế giới.

Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng, với tư cách là Ủy viên không thường trực hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN… Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ chiến sĩ tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc ở châu Phi.

Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình, trên tinh thần bình đẳng, hòa hiếu và nhân văn, đầy sức thuyết phục, Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhờ đó mà vị thế và uy tín của Việt Nam ngày nay càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Những cố gắng, thành công đó đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

Sau 35 năm đổi mới, Đại hội XIII đã khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay.

Lấy lợi ích quốc gia làm “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt

Tại Hội nghị, Tổng Bí thư cũng đã khái quát những bài học thiết thực trên mặt trận đối ngoại được rút ra từ nhiều nhiệm kỳ qua.

Đấy là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia-dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng, phức tạp, song xu thế lớn và nguyện vọng thiết tha của các dân tộc vẫn luôn luôn là giữ vững hòa bình, mở rộng hợp tác vì sự phát triển; bài học về công tác xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ mà lâu nay chúng ta vẫn thường nói là “cái gốc của mọi công việc”…

Bao trùm tất cả là bài học về sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước. Cơ quan lãnh đạo của Đảng, trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng các cơ quan tham mưu đã có sự nhạy bén trong nhận định và nắm bắt tình hình, quyết đoán trong công việc đưa ra các chính sách, biện pháp cụ thể.

Trong phần cuối bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, nhà ngoại giao phải là nhà chính trị, trung thành với lý tưởng của Đảng, phục vụ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích quốc gia làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt.

“Tôi hy vọng hội nghị lần này đánh dấu cột mốc mới, tạo chuyển biến mới trong công tác đối ngoại”, Tổng Bí thư kết luận và gửi lời chúc mừng năm mới sớm đến các nhà ngoại giao, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: “Là người Việt Nam, dù ở trong nước hay nước ngoài, ai cũng mong muốn nước ta hùng cường, thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu, như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh