CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:24

“Tôi như vậy sống tới 105 tuổi”: Bác sỹ sống thọ nói cho bạn biết triết lý thế nào là SỐNG TỐT

Một người, có thể sống được tới 100 tuổi đã là một phước lành lớn. Trước tới giờ, tôi luôn rất thích nói chuyện với người già, bởi họ là những người dùng kinh nghiệm cả đời mình để tổng kết ra những bài học quý báu, giao tiếp với họ đem lại cảm giác rất cởi mở, giống như một làn gió tươi mới thổi qua vậy.

Hinohara Shigeaki, là một danh y nổi tiếng người Nhật Bản, và cũng là một trong những bác sỹ hành nghề lâu năm nhất trên thế giới. Ở Nhật Bản, họ tôn vinh ông là "bác sỹ quốc bảo". Ông là người ủng hộ cho y học dự phòng, tức là thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh tật. Ông từng dành 20 năm thời gian để thay đổi suy nghĩ sai lầm của người Nhật về bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Khi còn sống ông đã viết hơn 200 cuốn sách, và cuốn "Sống tốt" là cuốn cuối cùng trong số đó.

Cuốn sách này được ông Hinohara Shigeaki viết trước khi ông qua đời ở tuổi 105. Ông đã hoàn thành cuốn sách này thông qua phương thức phỏng vấn. Đây là nỗ lực cuối cùng của ông với mong muốn truyền đạt những lời cuối cùng của mình cho các thế hệ tương lai, đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan tới các vấn đề như cái chết, tình yêu, sự khoan dung hay gặp gỡ một bản ngã khác của chính mình.

Vị bác sĩ trường thọ người Nhật Bản này, vào những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, đã thông qua phương thức đối đáp để chia sẻ với phóng viên về triết lý cuộc đời của cái gọi là "sống tốt".

“Tôi như vậy sống tới 105 tuổi”: Bác sỹ sống thọ nói cho bạn biết triết lý thế nào là SỐNG TỐT  - Ảnh 1.

Chết, không phải là kết thúc

Chết, không phải là hết, mà chỉ đơn giản là biến thành một thực thể khác rồi tiếp tục tồn tại trên thế gian.

Khi được hỏi sống tới 105 tuổi rồi, lẽ nào ông không sợ chết?

Vị bác sỹ nói: Tất nhiên là sợ! Ngay cả khi được hỏi như này thôi cũng đã thấy sợ. Mỗi một buổi sáng thức dậy phát hiện ra mình còn sống, tôi cảm thấy rất vui vẻ và cảm kích.

Vì còn sống, mới có thể bắt đầu một ngày mới; vì còn sống, mới có thể có những cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ.

Là một bác sỹ, ông đã chứng kiến sự ra đi của biết bao người, dù nói mình sợ, nhưng khi bàn về vấn đề này, ông khuyên mọi người nên thẳng thắn đối mặt với nó, đồng thời có những lý giải sâu sắc.

Ông kể về sự ra đi của mình, vợ của ông ra đi ở tuổi 93, dù vợ ra đi trước, nhưng ông vẫn luôn nhớ tới nụ cười rạng rỡ của bà. Ông cho rằng, trong sâu thẳm kí ức của mình, vợ ông dường như còn tươi tắn hơn cả khi bà còn trên đời, vì vậy "chết không phải là kết thúc, mà nó chỉ đơn thuần là sự khởi đầu của một cuộc sống mới theo một cách khác mà thôi".

“Tôi như vậy sống tới 105 tuổi”: Bác sỹ sống thọ nói cho bạn biết triết lý thế nào là SỐNG TỐT  - Ảnh 2.

Tình yêu là chủ đề muôn thuở của con người

Cái gọi là tình yêu, nó chính là mục đích cuối cùng của sinh tồn.

Là một người làm trong ngành y, bác sỹ Hinohara là một người ngập tràn tình yêu thương trong tim, ông luôn nhấn mạnh rằng: "sinh mệnh vốn dĩ không thể được tạo ra nếu chỉ dựa vào sức mạnh của một người", "không có tình yêu, con người sẽ không thể sinh tồn", "khi cả thế giới còn chưa hạnh phúc thì một cá nhân cũng chưa thể hạnh phúc."

Khi được hỏi gia đình có ý nghĩa như nào?

Vị bác sỹ trả lời: Gia đình là quây quần cùng nhau ăn bữa cơm.

Thế giới này có biết bao gia đình không thể quây quần bên nhau mỗi bữa cơm, có thể cùng nhau ăn một bữa cơm, đây vốn dĩ đã là một chuyện không dễ dàng gì rồi. Đây chính là thứ tình yêu đơn giản nhất.

Tình yêu, rốt cuộc là gì?

"Đối với tôi, tình yêu chính là mục đích sinh tồn cuối cùng của con người", vị bác sỹ chia sẻ.

Kết hôn với một người, chính là muốn cả đời đối xử tốt với đối phương. Hai người nắm lấy tay nhau, cùng bước qua con sông thời gian dài đằng đẵng, đó chính là tình yêu.

“Tôi như vậy sống tới 105 tuổi”: Bác sỹ sống thọ nói cho bạn biết triết lý thế nào là SỐNG TỐT  - Ảnh 3.

Không ngừng tìm kiếm bản ngã khác của mình

Cuộc sống là hành trình đi tìm hiểu và nhận thức được mình rõ hơn.

Bác sỹ Hinohara nói, đừng tùy tiện nói "tôi là như này như này…" Đừng giới hạn bản thân, hãy thử nhiều hơn, và nó sẽ giúp bạn tìm ra một bản ngã mới mà chính bạn có thể cũng không ngờ tới. Và, nghịch cảnh và bệnh tật khiến chúng ta phát hiện ra bản ngã mới của mình dễ dàng hơn.

Ông nói thêm: "Khi mới bắt đầu một thử thách nào đó, tim chúng ta sẽ đập nhanh hơn, nội tâm sẽ cảm thấy nhiệt huyết hơn bao giờ hết. Vì vậy, tôi thích thử thách với những điều mới mẻ, theo đuổi sự cảm động mà nhịp sống này mang lại."

Có một câu nói rất hay rằng: cuộc đời con người giống như một cuốn tiểu thuyết, giá trị nằm ở sự cống hiến chứ không nằm ở độ dài ngắn. Cuộc đời, nếu không có ý nghĩa, vậy thì sống chẳng phải rất vô ích ư, chúng ta nên học tập bác sỹ Hinohara Shigeaki, dù đã 105 tuổi, bệnh tật đầy mình, ngồi xe lăn, nhưng ông vẫn học hội họa, dùng lời của ông nói thì là: "Dùng nhiều thời gian đi khám phá bản ngã mới của bản thân, đây mới chính là ý nghĩa của cuộc sống."

Một người bắt đầu lão hóa từ giây phút anh ta mất đi sự tò mò với thế giới, mất đi sự kì vọng vào ngày mai, và mất đi ước mơ mà mình theo đuổi bấy lâu nay.

Sống hết mình, ra đi mới không tiếc nuối. Đem theo sự biết ơn với thế giới này, nhiệt huyết tiến về phía trước.

Bác sỹ Hinohara Shigeaki sau khi hoàn thành cuốn sách này được vài tháng đã qua đời. Với sự hài lòng trên khuôn mặt, ông cuối cùng đã vượt qua ngọn núi cuối cùng trong hành trình cuộc đời của mình.

Bí quyết sống tốt của con người, nó không chỉ là lời nói hay nằm trong cuốn sách của bác sỹ Hinohara Shigeaki, mà nó nên tồn tại trong trái tim và sự cảm ngộ của mỗi chúng ta.

 

Alexx

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh