CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:12

Tips bảo quản thực phẩm để dự trữ được lâu nhất có thể trong thời gian ở nhà tránh dịch

Số lượng bệnh nhân dương tính với Covid-19 ngày càng tăng nhanh theo thời gian, để phục vụ công tác chặn đứng dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị mới nhất yêu cầu người dân không nên ra khỏi nhà khi không cần thiết, cách ly toàn xã hội.

Theo đó, việc cần làm lúc này đối với các gia đình là chuẩn bị đủ dùng, không nên tích trữ quá nhiều những loại nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình mình sử dụng trong thời gian ở nhà tránh dịch. Tuy nhiên, với lối sống quen thuộc vốn đã ăn sâu vào đời sống của người Việt từ xa xưa là ăn bữa nào đi chợ bữa nấy, việc bảo quản, lưu trữ đồ ăn thế nào trong thời gian lâu nhất được khá nhiều người quan tâm.

Bảo quản thực phẩm để dự trữ được lâu nhất có thể trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 1.

Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về những cách để bảo quản thực phẩm được lâu nhất và không mất đi chất dinh dưỡng của chúng để dùng dần trong thời gian ở nhà tránh dịch thì hãy cùng tìm những các cách làm đơn giản tại nhà dưới đây.

1. Bảo quản thức ăn đã nấu chín

Với những thực phẩm tươi sống không để được lâu, đồ nấu nhưng chưa ăn hết hoặc đơn giản chỉ vì bạn muốn nấu 1 lần rồi bảo quản để sau chỉ cần đun nóng lại là có thể dùng được ngay, bạn có thể bảo quản lạnh bằng cách cho chúng vào hộp kín và cất vào ngăn lạnh của tủ lạnh (nếu sử dụng trong vòng 2 ngày, sau 2 ngày không nên sử dụng nữa) hoặc ngăn đá (nếu sử dụng trong vòng 3-4 ngày tới, sau 4 ngày không nên sử dụng nữa).

Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng trong thời gian lâu hơn 4 ngày thì tốt nhất bạn không nên nấu thức ăn lên mà hãy sử dụng các phương pháp bảo quản khác.

Bảo quản thực phẩm để dự trữ được lâu nhất có thể trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 2.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là muốn bảo quản thực phẩm đã nấu chín bằng cách này thì phải để cho thức ăn nguội rồi mới cho vào hộp và cất trữ, bởi nếu làm như vậy sự thay đổi đột ngột nhiệt độ sẽ khiến dinh dưỡng trong thức ăn bị biến đổi. Với cơm, bạn không nên bảo quản cơm nguội, chỉ nên vừa đủ số lượng cơm cho cả gia đình ăn.

2. Bảo quản thực phẩm tươi và đồ đóng gói sẵn an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bạn bảo quản trong thời gian quá dài.

Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe gia đình bạn. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bạn bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng.

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế bạn nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì bạn nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Nên nhớ, trước khi bảo quản, bạn nên rửa sạch thịt, cá, hải sản và có thể ướp luôn gia vị (nếu cần).

Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì bạn nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần đấy. Vì vậy, hãy tính toán lượng thực phẩm có thể tiêu thụ trong 1 bữa ăn rồi chia thành các túi nhỏ vừa ăn cho 1 bữa trước khi bảo quản chúng trong ngăn đông để dễ dàng sử dụng hơn.

Bảo quản thực phẩm để dự trữ được lâu nhất có thể trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 3.

Nếu đặt thực phẩm loại này vào ngăn đông, sau khi lấy ra, bạn có thể rã đông chậm bằng ngăn mát (đưa túi thực phẩm xuống để ở ngăn mát trong vòng 4-5 tiếng) là cách an toàn nhất, duy trì hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể ra đông nhanh bằng cách cho thực phẩm vào lò vi sóng trong 2-3 phút, rã đông bằng cách ngâm nước trong 15-20 phút hoặc rã đông tự nhiên ngoài không khí (để thực phẩm đông đá ra ngoài nhiệt độ phòng) trong vòng 30-45 phút.

- Rau củ quả tươi, ngoài việc không nên rửa, nhặt hoặc cắt bỏ phần đã hỏng thì bạn cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất. Hãy cho rau củ quả tươi vào túi zip rồi để trong ngăn lạnh của tủ.

Bảo quản thực phẩm để dự trữ được lâu nhất có thể trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 4.

Bằng cách này, trái cây có thể bảo quản được tối đa từ 5-7 ngày. Lưu ý, khi mua trái cây, bạn nên chọn quả vừa chín tới, nếu mua loại quả chưa chín thì phải để ở ngoài cho chín rồi mới bảo quản lạnh, nếu bảo quản lạnh khi chưa chính quả sẽ không chính được, sau khi bỏ ra bên ngoài quả nhanh chóng bị thối. Không để cà chua, dưa hấu, khoai lang... bảo quản trong tủ lạnh.

- Các loại hạt, gạo, mì gói, đồ đóng hộp: Đảm bảo bảo quản các loại thực phẩm này ở các dụng cụ chứa khô, sạch sẽ đặt tại nơi thoáng mát, không bị ẩm để tránh bị ẩm hoặc mối mọt, côn trùng và chuột.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

Chang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh