CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:30

Tỉnh “hỏa tốc” dừng dùng thuốc gây tê sau vụ 2 sản phụ tử vong, Bộ nói chờ…

Tỉnh “hỏa tốc” dừng dùng thuốc gây tê sau vụ 2 sản phụ tử vong, Bộ nói chờ… - Ảnh 1.

Bệnh viện Phụ nữ, nơi xảy ra việc 2 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch tại Đà Nẵng. Ảnh: Tiền Phong

Theo VOV, chiều 21/11, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã ký văn bản yêu cầu tạm thời ngừng sử dụng thuốc gây tê Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy (gọi tắt là thuốc Bupivacain) do Ba Lan sản xuất.

Sở Y tế Quảng Nam yêu cầu các đơn vị y tế công lập, bệnh viện đa khoa ngoài công lập ngừng sử dụng thuốc Bupivacain, do Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương - Chi nhánh Đà Nẵng cung ứng, trong thời gian chờ kết quả trả lời mẫu kiểm nghiệm thuốc này của Viện Kiểm nghệm Trung ương. Các cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện việc sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam yêu cầu đối với trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ, cần chỉ đạo đơn vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn, khẩn trương gửi về Trung tâm DI &ADR quốc gia, đồng thời gửi: Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế).

Ông Nguyễn Văn Văn, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Sở còn yêu cầu các đơn vị tuân thủ phác đồ, quy trình, quy định chuyên môn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh, giảm thiểu tai biến và sự cố y khoa xảy ra.

Nguồn tin trên Vietnamnet, tại buổi làm việc trưa 21/11 với bệnh viện Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện Bộ chưa có văn bản chính thức về loại thuốc gây tê mà Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng đã dùng, nghi gây ra 3 vụ tai biến sản khoa.

Đây là loại thuốc mới được đơn vị này nhập về từ tháng 5/2019 có tên Bupivacaine, của nhà sản xuất Ba Lan.

Theo Thứ trưởng, hiện mẫu thuốc này đã được gửi về Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI và ADR). Trên những dữ liệu đó, trung tâm sẽ có đánh giá, khuyến cáo phù hợp.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho hay, loại thuốc gây tê Bupivacaine đang được nhiều cơ sở y tế trên cả nước dùng.

Cụ thể, Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Sản C… đều sử dụng loại thuốc này với số lượng lớn. "Do đó, việc sản phụ tử vong nếu muốn quy kết do thuốc thì phải chờ kết luận chính thức", báo Vietnamnet dẫn lời Thứ trưởng Sơn.

Để đánh giá về độ an toàn của thuốc thì cần khoảng 1 tuần, đánh giá tạp chất thì Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đang yêu cầu công ty cung cấp chất chuẩn, dựa trên đó để đánh giá tạp chất. Kết quả này có sau 1,5 - 2 tháng", ông Sơn cho hay.

Nói về 3 ca tai biến tại Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng, ông Sơn chỉ đạo cần phân tích nhiều yếu tố, trong đó có xem xét về thuốc, quy trình và phản ứng sau tai biến.

"Nếu muốn kết luận phải phân tích hồ sơ, có hội đồng chuyên môn phân tích hồ sơ bệnh án. Khi có kết quả sẽ gửi cho báo chí", Thứ trưởng khẳng định.

CT (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh