CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:27

Hà Nam: Tích cực xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo

 

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển mạnh

Ông Hoàng Ngọc Đại, Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề tỉnh Hà Nam cho biết, tỉnh đã tiếp tục thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cơ hội việc làm, khả năng sử dụng lao động sau khi hoàn thành khóa học. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xác định chỉ đạo điểm gắn ngành nghề đào tạo với các mô hình nghề như: Thêu ren, may công nghiệp, chăn nuôi,... giao cho Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân phối hợp tổ chức dạy cho các cơ sở;  duy trì và nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo các lớp học, các lớp may công nghiệp tại trung tâm; phối hợp các doanh nghiệp tổ chức tốt các lớp dạy nghề cho hội viên nông dân. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2016, các cấp hội đã phối hợp tổ chức dạy nghề cho 4.954 lượt người.

Ông Hoàng Ngọc Đại trao đổi với PV

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về việc làm tạo niềm tin với người nông dân, tỉnh hội đã kết hợp với các tổ chức giới thiệu việc làm trong nước cho: 4.177 lượt người trong đó : Kim Bảng 1.025 lượt người; Thanh Liêm 780 lượt;Duy Tiên 282 lượt người;Lý Nhân 669 lượt người; Bình Lục 580 lượt người;TP Phủ Lý 841 lượt người).

Ngoài ra các cấp hội còn thực hiện tư vấn việc làm cho 8.652 lượt người (Kim Bảng 2.755 lượt người; Thanh Liêm 1.520 lượt người; Duy Tiên 452 lượt người; Lý Nhân 1.371 lượt người; Bình Lục 1.500 lượt người; TP Phủ Lý 1.534 lượt người.

Ông Hoàng Ngọc Đại cho biết thêm, để đáp ứng được nhu cầu trang kị kỹ thuật, kiến thức cho nông dân, trung tâm đào tạo đã mời các giáo viên có uy tín ở các trường đại học về để tư vấn, dạy nghề cho bà con.

Phát động phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Bên cạnh việc chú trọng phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hội nông nghiệp tỉnh cũng đã kết hợp với các tổ chức như sở nông nghiệp tỉnh, hội khuyến nông... phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Đây là phong trào nhằm cổ vũ người nông dân tích cực làm giàu.

ông Tống Văn Tam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết: Ngay từ đầu năm các cấp Hội đã hướng dẫn cho hội viên, nông dân đăng ký các hộ SXKDG các cấp, toàn tỉnh có 103.182 hộ đăng ký, tăng 4 % so với kế hoạch  giao; Phong trào đã được các cấp Hội quan tâm, phối hợp vận động nông dân tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi như: Hoàn thành Đề án dồn điền, đổi thửa; thực hiện mô hình tích tụ ruộng đất, sản xuất chế biến nông sản nội tiêu và xuất khẩu tỉnh Hà Nam nằm trong quy hoạch cánh đồng mẫu lớn để phát triển cây trồng hàng hóa chất lượng cao.

Mô hình kinh tế trang trại của ông Nguyễn Hồng Minh mỗi năm thu lãi tiền tỷ nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

từ những tư vấn của các lớp đào tạo nghề cho nông thôn.

Tỉnh đã quyết định thành lập Ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hà Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để nông dân yên tâm góp vốn sản xuất cùng doanh nghiệp xây dựng và nhân rộng trên 5.000 mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học; trên 1.000 nô hình trồng nấm ăn, trên 100 mô hình lúa gieo thẳng; mô hình chăn nuôi bò Sữa; liên kết 4 nhà trong chăn nuôi đến nay toàn tỉnh có 1.287 hộ chăn nuôi của 66 xã chia ra thành 104 nhóm hộ tham gia; phối hợp thực hiện mô hình sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP. Tại vùng Bãi Non, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân; mô hình sản xuất một số chủng loại hoa có giá trị trên đất hai lúa  tại Bình Lục; mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Kim Bảng...

Song song với phát triển sản xuất là chương trình giúp đỡ giúp đỡ hộ hội viên thoát nghèo được triển khai ngay từ đầu năm 2016; hướng dẫn các cơ sở hội giao nhiệm vụ cho từng chi hội, tổ hội có các biện pháp giúp đỡ cụ thể, bước đi cụ thể đối với từng loại hình hộ nghèo. Toàn tỉnh đã có kế hoạch đăng ký giúp đỡ 1.261 hộ thoát nghèo.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với kết quả, thành tích mà các cấp hội cùng với nông dân đã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo, tích cực dậy nghề tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đây sẽ là nền tảng, đòn bẩy giúp cho chính quyền và nông dân tỉnh Hà Nam, quyết tâm đưa kinh tế nông thôn tỉnh phát triển vững mạnh trong thời gian tới.

Phạm Sỹ/Lao Động và Xã Hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh