THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:45

Tìm thấy nước trên tiểu hành tinh thuộc hệ Mặt Trời

Tiểu hành tinh 25143 Itokawa. Ảnh: Space.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona, Mỹ (ASU) hôm 1/5 công bố tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước trên 25143 Itokawa, một tiểu hành tinh Apollo có đường kính khoảng 330 m nằm trong hệ Mặt Trời. Phát hiện mới càng củng cố giả thuyết nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ các tiểu hành tinh.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích các hạt bụi nhỏ từ bề mặt 25143 Itokawado do tàu thám hiểm Hayabusa của Nhật Bản mang về Trái Đất vào năm 2010. Kết quả thu được cho thấy mẫu bụi chứa hàm lượng nước cao hơn mức trung bình so với những vật thể khác trong hệ Mặt Trời. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện nước trên tiểu hành tinh bằng các phân tích trong phòng thí nghiệm.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn xác định được hai trong số các hạt bụi do tàu Hayabusa thu thập có chứa khoáng vật silicat dạng đá, được gọi là pyroxen. Trên Trái Đất, pyroxen cũng chứa nước trong cấu trúc tinh thể của chúng. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã sử dụng máy quang phổ khối ion thứ cấp kích cỡ nano (NanoSIMS) tại ASU để đo thành phần của các hạt bụi.

 

Hai hạt bụi được tàu Hayabusa mang về từ bề mặt 25143 Itokawa. Ảnh: Space.

Dấu vết của nước trên một tiểu hành tinh lần đầu được công bố vào năm 2010 khi các nhà thiên văn học tìm thấy nước đá trên tiểu hành tinh Themis, bằng cách sử dụng kính viễn vọng hồng ngoại của NASA ở Hawaii. Tháng 12 năm ngoái, sứ mệnh OSIRIS-REx của NASA cũng phát hiện các khoáng chất ngậm nước trên tiểu hành tinh Bennu.

Các nhà khoa học ngày nay tin rằng nước có mặt phổ biến trên các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời, dù ở dạng nước đá hay khoáng chất ngậm nước. Các tiểu hành tinh loại S như 25143 Itokawa (được tạo thành từ silicat) có thể đã cung cấp tới một nửa lượng nước trong lịch sử hình thành của Trái Đất.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh