THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:48

Tiếp tục tạo sự thuận lợi cho mọi người tham gia BHXH, BHYT

Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 diễn ra dưới sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thúy Anh, Đào Ngọc Dung, Ngô Đông Hải, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Viết Tiến

Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW diễn ra dưới sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thúy Anh, Đào Ngọc Dung, Ngô Đông Hải, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Viết Tiến

 

 

Dự Hội nghị có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương bịnh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng ban kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải; Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh và các lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh, thành phố trong cả nước, một số doanh nghiệp, bệnh viện và các cơ quan báo chí.

 

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.


Nhiều chuyển biến tích cực của Nghị quyết số 21-NQ/TW 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, BHXH và BHYT giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Trong thời gian qua, cùng với chính sách phái triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, đặc biệt chú ý lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công tác BHXH,BHYT. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW trong hơn 5 năm qua đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực và nhiều thành quả có ý nghĩa, góp phần quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội.

 

Các đại biểu tham dự hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW


Trưởng Ban kinh tế Trung ương khẳng định, việc sơ kết, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW vừa để khẳng định các thành quả cần tiếp tục phát huy, vừa nhằm chỉ ra các hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, đồng thời là căn cứ để tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị trong lãnh đạo chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 21-NQ/TW trong thời gian tới. Đồng thời, kết quả sơ kết và những kinh nghiệm chia sẻ tại Hội nghị này sẽ là bài học quý báu cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

 

 

Quang cảnh hội nghị.

 

Một trong những mục tiêu lớn mà Nghị quyết 21 đặt ra là xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, có trách nhiệm sử dụng an toàn và đảm bảo cân đối quỹ BHXH, BHYT trong dài hạn…Sau 5 năm thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt Nghị quyết 21. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền đảm bảo đúng định hướng, bám sát tinh thần Nghị quyết. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết việc tuyên truyền được chú trọng và thực hiện nghiêm túc…

Đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ 

Ngành BHXH cũng đã có những bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động BHXH, BHYT…Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện vẫn Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị còn những tồn tại, bất cập, hạn chế. Ông Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho biết: " Diện bao phủ bảo hiểm xã hội thấp, khó đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ tham gia BHYT-BHXH chưa bền vững, chủ yếu do có sự hỗ trợ của Nhà nước. Hệ thống chính sách pháp luật về BHXH-BHYT còn một số hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đồng bộ với các chính sách khác. Quỹ bảo hiểm xã hội chưa đầu tư đa dạng, chưa tận dụng khả năng sinh lời. Tình trạng nợ, trốn bảo hiểm xã hội BHXH-BHYT xảy ra ở nhiều địa phương còn phổ biến. Số doanh nghiệp nợ đọng BHXH-BHYT còn nhiều, số nợ đọng cao nhưng chưa có biện pháp thu hồi, xử lý thích đáng." Vụ trưởng Vụ xã hội, Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

 Vụ Trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội ( Bộ LĐ-TB&XH ) Phạm Trường Giang chia sẻ những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc đối với ngành.


Cũng lại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; Công tác quản lý nhà nước, công tác phối hợp trong lĩnh vực BHXH, BHYT đối với một số bộ ngành và của các cấp hội, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan; Công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 21-NQ/TW và chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; tình hình thực thi chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại các cơ sở và bài học kinh nghiệm và các kiến nghị đề xuất có liên quan. Đến từ các bộ, ngành, địa phương, các đại biểu đã tập trung vào những chủ đề quan trọng nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thành công cũng như những khó khăn, bất cập, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất kiến nghị như: Thành ủy Hà Nội tham luận "Về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tham luận về “Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW đối với ngành lao động- thương binh và xã hội- kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc cần tập trung chỉ đạo”; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham luận về “Bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT tại các khu công nghiệp”… Đặc biệt BHXH Việt Nam đã báo cáo khái quát “Một số kết quả đạt được trong công tác tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị”…

Tại hội nghị, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời đề nghị các Bộ, ngành liên quan, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tham gia, tiếp tục triển khai Nghị quyết, cùng phối hợp xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết đạt được kết quả cao nhất.

Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải đề nghị các Bộ, ngành liên quan, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tham gia, tiếp tục triển khai Nghị quyết, cùng phối hợp xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết đạt được kết quả cao nhất. Đối với những tồn tại, hạn chế, trong thời gian tới, các địa phương và ngành BHXH cần tiếp tục khắc phục để hoàn thiện 2 chính sách BHXH, BHYT: “Đối với ngành BHXH Việt Nam là cơ quan trực tiếp thực thi chính sách thì việc tích cực cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ, nâng cao các trang thiết bi kỹ thuật, đồng thời cải tiến cung cách phục vụ làm thế nào để chính sách đến được nhanh nhất, kịp thời nhất, tiện lợi nhất cho các đối tượng thụ hưởng là hết sức quan trọng. Đây cũng là yếu tố quan trọng để góp phần thu hút, nâng cao tỷ lệ của người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trong thời gian tới

Kết quả Hội nghị cho thấy trong hơn 5 năm qua, các cẩp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức phố biến, quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW.

 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết được ban hành kip thời; nội dung tuyên truyền đảm bảo đúng định hướng, bám sát tinh thần Nghị quyết. Công tác phối hợp tuyên truyền thực hiện Nghị quyểt được tiến hành hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết việc tuyên truyền được chú trọng và được thực hiện nghiêm túc. 

Tính đến hết tháng 5/22018, số người tham gia BHXH bắt buộc là 13,82 triệu người, tăng mới 3,25 triệu người so với năm 2012, đạt 25,8% lực lượng lao động. Số người tham gia BHXH tự nguyện là 240 nghìn người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 11,7 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 700 nghìn người. Bảo hiểm y tế (BHYT) là 81,3 triệu người, phát triển mới gần 21 triệu người so với năm 2012, tăng 35,6%, đạt tỷ lệ bao phủ 86,6% dân số. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt, năm 2017, số người tham gia BHYT đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết 21 đề ra. Tổng số người hưởng lương hưu tăng lên 3,1 triệu người, tăng gần 18% so với năm 2012. Ngành BHXH cũng đã có những bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động BHXH, BHYT…

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh