CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 05:58

Tiêm vắc xin sởi vào thời điểm nào để phòng bệnh?

 

Theo số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong tuần đầu tiên của năm mới, thành phố đã ghi nhận 60 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 không ghi nhận ca nào. Hiện, 24/24 quận, huyện đều phát hiện ca bệnh sởi, các quận có nhiều ca bệnh là Thủ Đức, 8, 12 và Bình Tân.

Dịch sởi diễn biến bất thường tại TP.HCM

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, số ca nhập viện do bệnh sởi vẫn trên đà tăng mạnh. Tính từ đầu năm 2018, bệnh viện này đã tiếp nhận hơn 400 trường hợp mắc sởi, riêng tháng 12/2018 là 150 trường hợp. Hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị nội trú cho 31 trẻ và có 4 trường hợp trẻ biến chứng nặng, phải thở máy.

Theo Bác sĩ Nhi khoa Hoàng Quốc Tưởng (TP.HCM), sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh chỉ gặp ở người, chủ yếu gặp trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng vắc xin nhưng chưa đầy đủ.

 

Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Ảnh: PV

 

Virus sởi có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt đến 2 giờ, do đó khả năng lây lan qua đường hô hấp rất cao. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm sởi lên đến 90% nếu không có miễn dịch và thời điểm lây nhiễm tại trước và sau phát ban 4 ngày. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể gây tử vong.

Thời điểm tiêm vắc xin

Đây là loại vắc xin sống, đủ để khởi phát phản ứng miễn dịch ở người được chủng ngừa nhưng không gây bệnh. Do trẻ được bảo vệ từ kháng thể của mẹ từ lúc sinh ra nên vắc xin sởi có thể được tiêm chủng trễ hơn các loại khác. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ này giảm dần sau 6 tháng.

Do kháng thể có sẵn trong cơ thể trẻ sơ sinh làm giảm tác dụng của vắc xin nên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo tiêm liều đầu vào lúc 12-15 tháng. Còn tại Việt Nam, theo quy định của Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi. Mũi hai vào khoảng 15-18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4-6 tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng”.

Đối với trẻ trên 12 tháng, trẻ lớn và người lớn không có miễn dịch sởi thì nên được tiêm chủng hai mũi vaccine sởi, cách nhau ít nhất 28 ngày trước khi vào vùng dịch. Phụ nữ trước khi mang thai nên chích ngừa sởi - quai bị - Rubella (MMR) nếu chưa có kháng thể.

“Những người từng có tiền sử dị ứng nặng với vắc xin sởi, kháng sinh neomycin hay các thành phần trong vắc xin, đang bệnh nặng, có các bệnh làm suy giảm miễn dịch (AIDS, ung thư, hóa trị, xạ trị, dùng corticoid, giảm tiểu cầu) không nên chủng ngừa vắc xin sởi. Với phụ nữ mang thai nên chủng ngừa sởi ít nhất là 4 tuần trước khi thụ thai”, BS Tưởng lưu ý.

Những người đã chích ngừa sởi thì vẫn có có thể mắc bệnh nhưng bệnh sẽ nhẹ và ít lây hơn người không có lịch sử tiêm ngừa. Tương các loại thuốc khác, vắc xin sởi cũng có tỷ lệ rất nhỏ gây phản ứng dị ứng. Đặc biệt, sau khi tiêm có xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi nhưng đây không phải bệnh. Vắc xin sởi không có thủy ngân, không gây bệnh tự kỷ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh