CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:23

Thương vong do đánh nhau chỉ đứng sau tai nạn giao thông trong dịp Tết

 

Theo báo cáo của  Bộ Y tế, trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (từ 2 - 10/2, tức từ 28 tháng chạp đến mồng 6 Tết), tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức trực đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 319.438 trường hợp; nhập viện điều trị nội trú 208.392 trường hợp; thực hiện 19.954 ca phẫu thuật, trong đó 441 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não. Đỡ đẻ/mổ đẻ thành công, đón 260.69 trẻ chào đời và cho xuất viện 169.747 người bệnh điều trị khỏi về nhà ăn Tết.

 

Theo Bộ Y tế, trong dịp Tết Kỷ Hợi tỷ lệ thương vong do đánh nhau chỉ đứng sau tai nạn giao thông (ảnh minh họa)

 

Sau 8 ngày nghỉ Tết đã có 45.622 ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông, chiếm 14,3% trong tổng số khám, cấp cứu trong dịp Tết. Trong đó, 16.687 trường hợp phải nằm viện điều trị, theo dõi và 187 trường hợp tử vong tại các bệnh viện và đường đến bệnh viện. Theo đánh giá chung, rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây nên những xung đột này.

Trong kỳ nghỉ Tết có 2.517 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, 666 ca ngộ độc rượu, bia, 579 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, 2 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).

Đáng lưu ý, số trường hợp nhập viện do đánh nhau chiếm gần 2% tổng số ca cấp cứu tại các bệnh viện trong 9 ngày nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi, trong đó hơn 3.000 trường hợp phải điều trị nội trú và đã có 15 người đã tử vong.

Tính riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết Nguyên đán, số ca cấp cứu do đánh nhau lên đến 734 ca. Bộ Y tế cho biết, các ca thương vong do ẩu đả, đánh nhau chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Hầu hết số người vào viện vì lý do đánh nhau là nam, số còn lại là nữ giới và một tỉ lệ đáng kể địa điểm xảy ra vụ việc là ở nhà.

Số ca nhập viện do đánh nhau vào những ngày Tết những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Năm Kỷ Hợi 2019 số ca nhập viện do đánh nhau chỉ giảm nhẹ so với năm Mậu Tuất 2018. Nhìn lại những năm gần đây, cụ thể từ năm 2015 số ca nhập viện do đánh nhau đều mở mức cao. Giữ kỷ lục là năm 2015, số bệnh nhân khám cấp cứu do đánh nhau trong dịp Tết là 6.868 trường hợp, trong đó 15 người tử vong. Năm 2016 con số này ở mức trên 3.400 ca; năm 2017 là gần 4.500 ca.

Cùng với đó, đã có 313 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, không có ca tử vong; 62 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác, trong đó có 1 trường hợp tử vong (nạn nhân nam 10 tuổi tại Đồng Nai bị bắn bằng súng tự chế). Việc điều trị cho bệnh nhân tai nạn do pháo nổ rất khó khăn. Thường nạn sẽ bị tổn thương ở phần đầu cổ, mặt và tay. Hầu như các trường hợp này không thể khắc phục được việc vận động và thường vào bàn thay phải là tay hoạt động chính.

 

Việc điều trị cho bệnh nhân tai nạn do pháo nổ rất khó khăn (ảnh minh họa)

 

Số ca cấp cứu do pháo nổ và tai nạn giao thông gia tăng khiến phòng cấp cứu Bệnh viện Việt Đức chật ních bệnh nhân. Theo thống kê của Bệnh viện Việt Đức, trong 3 ngày, từ ngày 30 đến ngày mùng 2 Tết, các bác sĩ của bệnh viện đã cấp cứu 213 bệnh nhân, trong đó 112 bệnh nhân bị tai nạn giao thông, 6 bệnh nhân tai nạn do pháo nổ. Số lượng bệnh nhân cấp cứu tăng cao, được chuyển từ các tỉnh thành khắp nơi về khiến cho các bác sĩ phải căng mình để chữa trị.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tai nạn giao thông giảm cả số ca đến khám, cấp cứu và số ca tử vong; tai nạn đánh nhau giảm nhẹ, tuy nhiên tai nạn do pháo nổ tăng cao so với Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

CHU LƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh