THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:36

Thực hư nguồn gốc linh kiện xe đạp điện HKbike

 

Xe đạp điện bán chạy số 1 Việt Nam?
Sau khi xuất hiện thông tin hãng xe đạp điện HKbike chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Báo Giao thông đã nhận được nhiều phản hồi từ người tiêu dùng. Anh Nguyễn Viết Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ lo ngại: “Con gái tôi sắp tới thi đại học, vì thương cháu phải đạp xe tới địa điểm ôn thi cách nhà khá xa nên gia đình đang tính mua chiếc xe đạp điện HKbike được quảng cáo sản phẩm chất lượng cao do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, gần đây lại nghe thông tin hãng xe này chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc nên lại cảm giác bất an”.
HKbike nhập khẩu rất nhiều linh kiện từ Trung Quốc nhưng lại công bố với người tiêu dùng là hàng sản xuất - lắp ráp tại Việt Nam - Ảnh: Tạ Tôn
Xe đạp điện bán chạy số 1 Việt Nam?
Sau khi xuất hiện thông tin hãng xe đạp điện HKbike chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Báo Giao thông đã nhận được nhiều phản hồi từ người tiêu dùng. Anh Nguyễn Viết Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ lo ngại: “Con gái tôi sắp tới thi đại học, vì thương cháu phải đạp xe tới địa điểm ôn thi cách nhà khá xa nên gia đình đang tính mua chiếc xe đạp điện HKbike được quảng cáo sản phẩm chất lượng cao do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, gần đây lại nghe thông tin hãng xe này chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc nên lại cảm giác bất an”.
Trên trang website chính thức của HKbike, doanh nghiệp (DN) khẳng định là “thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam có thể tự đầu tư làm sản xuất riêng, tức là kiểm soát quy trình hoàn thiện từ thiết kế, làm khuôn mẫu, đặt chất liệu và tự lắp ráp, để làm ra những xe điện chất lượng cao cấp nhất”.
Hiện HKbike đã lập hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh, thành với slogan: “Xe đạp điện bán chạy số 1 Việt Nam”.
Trên paner quảng cáo, HKbike cũng cam kết: “Tất cả bộ phận, linh kiện cấu thành xe HKbike đều đắt nhất, xịn nhất. Từ con ốc, lốp, động cơ, khung xe... mắt thường cũng so sánh được ngay”.
Để hiểu rõ hơn về hãng xe đạp điện mang thương hiệu Việt Nam, trong vai khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm này, PV Báo Giao thông đã tìm đến showroom chính của HKbike tại 430 Xã Đàn, Hà Nội. Nữ nhân viên tại đây nhiệt tình tư vấn: Hãng hiện có hai dòng xe là Zinger và Cap - A với nhiều kiểu dáng khác nhau. Theo đó, giá cả cũng đa dạng, sản phẩm thấp nhất 9,9 triệu đồng và sản phẩm cao nhất 16,9 triệu đồng.
Nhân viên này khẳng định: “HKbike là hàng chính hãng, linh kiện sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam nên chị hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Tất cả linh kiện, phụ tùng của HKbike, nếu chị muốn thay đều có sẵn mà không phải chờ đợi; thậm chí không phải lo ngại chưa có tại Việt Nam như một số hãng xe nhập khẩu trôi nổi ngoài thị trường khác”.
Trao đổi với PV Báo Giao thông,  ông Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng Phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, không có quy định nào bắt DN sản xuất lắp ráp phải kê khai nguồn gốc xuất xứ của tất cả linh kiện. “DN sẽ phải tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chất lượng của linh kiện.
Tuy nhiên, trong trường hợp HKbike khẳng định, linh kiện sản xuất tại Việt Nam là chưa đúng sự thật. Hiện theo hồ sơ chứng nhận của HKbike, những linh kiện, chi tiết chính như khung, động cơ đều do Trung Quốc sản xuất.”, ông Phương nói.
Nguồn tin của Báo Giao thông cũng cho thấy, từ tháng 1/2015 tới nay, HKbike nhập hơn 30 loại linh kiện xe đạp điện từ đối tác Trung Quốc, như: Bộ khóa gồm khóa nguồn và khóa ắc-quy; Pin lithium-ion dùng cho xe đạp điện; Bộ điều khiển tốc độ (bộ điều tốc), ắc-quy axít...
Linh kiện nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam
Về thông tin HKbike nhập khẩu linh kiện từ phía Trung Quốc, trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện Công ty Cổ phần Xe điện Quốc tế HKbike dẫn giải: Hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới đều có những nhà máy sản xuất linh phụ kiện đặt tại Trung Quốc. Ví dụ như: Apple thương hiệu lớn mạnh của Mỹ, thiết kế tại Mỹ, nghiên cứu sản phẩm tại Đức, nhập một số linh kiện ở Hàn và có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Mô hình của HKbike cũng vậy, thương hiệu của Việt Nam, nghiên cứu và thiết kế bởi những người Việt, có nhà máy sản xuất tại Bắc Giang với dây chuyền lắp ráp và kiểm định chất lượng được Cục đăng kiểm cấp phép, đầy đủ giấy tờ khi xuất kho. Còn về linh kiện HKbike cũng nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, có chi tiết thì ở Hàn Quốc, một số nhập từ Trung Quốc, và một số chi tiết do Việt Nam sản xuất.
“Nói chung, cứ ở đâu sản xuất tốt nhất cho bộ phận chỉ định thì HKbike sẽ hợp tác, nhưng làm trên thiết kế và yêu cầu chất lượng của Hkbike. Tất cả các chi tiết khác HKbike đều đưa ra những yêu cầu khắt khe như vậy, điều này để đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu HKbike, đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu từ phía Cục Đăng kiểm với đầy đủ giấy tờ kiểm định để có thể phân phối trên thị trường.”, vị đại diện HKbike khẳng định.
Đại diện Hkbike cũng nhận định, Việt Nam là thị trường sản xuất xe hai bánh hàng đầu thế giới. “Trong năm nay và năm tới, HKbike sẽ nội địa hóa 100% khoảng 3 mẫu sản phẩm, tức là hoạt động sản xuất diễn ra toàn bộ ở Việt Nam".
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng thừa nhận, trong công tác truyền thông ra thị trường cũng có nhiều thông tin chưa rõ ràng, có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Do vậy, công ty sẽ kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh để thông tin đầy đủ, minh bạch về sản phẩm, xuất xứ xe đạp điện HKbike đến người tiêu dùng.
Xe đạp điện bán chạy số 1 Việt Nam?
Sau khi xuất hiện thông tin hãng xe đạp điện HKbike chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Báo Giao thông đã nhận được nhiều phản hồi từ người tiêu dùng. Anh Nguyễn Viết Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ lo ngại: “Con gái tôi sắp tới thi đại học, vì thương cháu phải đạp xe tới địa điểm ôn thi cách nhà khá xa nên gia đình đang tính mua chiếc xe đạp điện HKbike được quảng cáo sản phẩm chất lượng cao do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, gần đây lại nghe thông tin hãng xe này chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc nên lại cảm giác bất an”.
Trên trang website chính thức của HKbike, doanh nghiệp (DN) tự nhận là “thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam có thể tự đầu tư làm sản xuất riêng, tức là kiểm soát quy trình hoàn thiện từ thiết kế, làm khuôn mẫu, đặt chất liệu và tự lắp ráp, để làm ra những xe điện chất lượng cao cấp nhất”.
Hiện HKbike đã lập hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh, thành với slogan: “Xe đạp điện bán chạy số 1 Việt Nam”.
Ngoài ra, trên paner quảng cáo, HKbike còn cam kết: “Tất cả bộ phận, linh kiện cấu thành xe HKbike đều đắt nhất, xịn nhất. Từ con ốc, lốp, động cơ, khung xe... mắt thường cũng so sánh được ngay”. Bên cạnh đó, DN không quên nhấn mạnh: “Chúng tôi sợ hàng Trung Quốc nhái, rởm, lậu thuế...”. Còn khi tư vấn, nhân viên bán hàng liên tục khẳng định: “Thương hiệu xe điện này do HKbike tự thiết kế sản xuất và phân phối “.
Để hiểu rõ hơn về hãng xe đạp điện mang thương hiệu Việt Nam, trong vai khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm này, PV Báo Giao thông đã tìm đến showroom chính của HKbike tại 430 Xã Đàn, Hà Nội. Nữ nhân viên tại đây nhiệt tình tư vấn: Hãng hiện có hai dòng xe là Zinger và Cap - A với nhiều kiểu dáng khác nhau. Theo đó, giá cả cũng đa dạng, sản phẩm thấp nhất 9,9 triệu đồng và sản phẩm cao nhất 16,9 triệu đồng.
Xegiaotho0ng_quang_cao_xe_dap_dien
HKbike tư vấn không đúng sự thật cho khách hàng ngay trên website
Như được lập trình sẵn, nhân viên này “tuôn” một tràng: “HKbike là hàng chính hãng, linh kiện sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam nên chị hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Tất cả linh kiện, phụ tùng của HKbike, nếu chị muốn thay đều có sẵn mà không phải chờ đợi; thậm chí không phải lo ngại chưa có tại Việt Nam như một số hãng xe nhập khẩu trôi nổi ngoài thị trường khác”.
Để tăng thêm độ thuyết phục, cô này khẳng định: “HKbike chỉ bán hàng của Việt Nam chứ không nhập từ các nước khác. Bên em có xưởng tại Bắc Giang, ngoài ra còn liên kết với các công ty sản xuất linh kiện tại Việt Nam và cam kết các linh kiện đều là hàng Việt Nam nên có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm”.
Tại cửa hàng khác của HKbike ở 239 Phố Huế, Hà Nội, nhân viên bán hàng cũng giới thiệu và cam kết những nội dung tương tự.
Hơn 30 linh kiện chính nhập từ Trung Quốc
Đây cũng là hãng có sản phẩm xe đạp điện được chứng nhận lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam. Trao đổi với PV Báo Giao thông,  ông Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng Phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, không có quy định nào bắt DN sản xuất lắp ráp phải kê khai nguồn gốc xuất xứ của tất cả linh kiện. “DN sẽ phải tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chất lượng của linh kiện.
Tuy nhiên, trong trường hợp HKbike khẳng định, linh kiện sản xuất tại Việt Nam là sai sự thật. Hiện theo hồ sơ chứng nhận của HKbike, những linh kiện, chi tiết chính như khung, động cơ đều do Trung Quốc sản xuất.”, ông Phương nói.
Theo nguồn tin của Báo Giao thông, từ tháng 1/2015 tới nay, HKbike liên tục nhập khẩu hàng loạt linh kiện từ một đối tác duy nhất có trụ sở tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Theo đó, HKbike nhập đến hơn 30 linh kiện từ cơ sở này. Đáng chú ý nhiều linh kiện chính như: Bộ khóa gồm khóa nguồn và khóa ắc-quy; Pin lithium-ion dùng cho xe đạp điện; Bộ điều khiển tốc độ (bộ điều tốc), ắc-quy axít... có thời điểm nhập với số lượng lên tới hàng nghìn chiếc (bộ).
Ngoài ra, nhiều linh kiện khác liên quan tới độ an toàn của xe đạp điện cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc như: Vòng bi trục giữa, cổ phốt, dây phanh, dây ga, vành sau bằng sắt có gắn mô tơ điện... và hàng loạt chi tiết phụ khác. Theo đó, giá nhập các linh kiện này thấp nhất 0,5 USD và cao nhất 140 USD.
Vi phạm điều cấm
Thông tin gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cũng là một dạng hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn bị cấm theo quy định tại Khoản 3, Điều 45 Luật Cạnh tranh. Theo đó, nghiêm cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1. So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh