CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:55

Thúc đẩy mạng xã hội do doanh nghiệp Việt cung cấp

 

Thông tin tiêu cực chủ yếu từ trang mạng nước ngoài

Việt Nam hiện có tới 363 trang mạng xã hội trong nước, cùng với các trang mạng nước ngoài, trong đó Facebook và Youtube là 2 mạng xã hội có đông người VN sử dụng nhất, tổng cộng khoảng 88 triệu thành viên người Việt.

Tại cuộc giao ban quản lý nhà nước quý 3 vào tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, các thông tin tiêu cực như xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài.

"Người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân", Bộ trưởng lý giải.

Trong khi đó, các trang mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại VN trước đây gần như không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật VN, dẫn đến việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn.

Hơn nữa, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý Internet và thông tin trên mạng còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế; việc ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu độc còn hạn chế do hạn chế về giải pháp công nghệ, kỹ thuật.

Thêm vào đó, cơ quan chức năng chưa có giải pháp hiệu quả ngăn chặn dòng tiền quảng cáo phục vụ cho các mục đích xấu trên Facebook, Youtube.

 

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn

 

Kiểm soát chặt thông tin xấu, độc

Trong thực tế, Bộ TT&TT đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật.

Bộ đã tham mưu QH, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý Internet và thông tin trên mạng.

Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai phạm, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Trong đó các trường hợp xác định được nhân thân của đối tượng vi phạm: Tuỳ theo mức độ, Bộ sẽ áp dụng hình thức xử lý kịp thời thông qua việc xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp kỹ thuật, áp dụng theo quy định tại nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, vi phạm ở mức độ nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép, thu hồi tên miền...

Trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm, Bộ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy định tại thông tư số 38/2016/TT-BTTTT.

 Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác định hành vi, đối tượng và ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm ẩn danh tính hoặc đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước.
 Để kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm, Bộ TT&TT nhấn mạnh 6 giải pháp.

Bộ tập trung trước hết hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn.

Giải pháp thứ hai là xây dựng chính sách quản lý nội dung thông tin trên mạng theo kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của các công nghệ mới.

Bộ cũng sẽ nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, thu thập, phòng ngừa và cảnh báo; công cụ đánh giá truy cập website để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thông tin trên Internet.

Một giải pháp quan trọng nữa là Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy mạng xã hội do doanh nghiệp tại VN cung cấp dịch vụ.

Giải pháp cuối cùng Bộ đưa ra là tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp với các bộ, ngành chức năng để xử lý các thông tin vi phạm chuyên ngành liên quan đến thuế, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh