THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:17

Thúc đẩy đào tạo nghề nguồn nhân lực chất lượng cao

 

Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia và tư vấn từ PricewaterhouseCoopers – Anh, các nhà hoạch định chính sách của các Bộ, ngành, địa phương, các nhà quản lý doanh nghiệp cấp cao, các cơ sở giáo dụcdạy nghề đã trao đổi về các xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề và các thách thức mà Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác sẽ phải đối mặt. Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận về cách thức Việt Nam có thể nắm bắt các cơ hội để tiếp tục phát triển thành công đến năm 2020 và xa hơn nữa.

 Báo cáo cho thấy, thế giới đang thay đổi rất nhanh. Đến năm 2030, chúng ta sẽ cần thêm 50% năng lượng; 40% nước và 35% lương thực. Dân số trên thế giới đang già đi nhanh chóng với gần xấp xỉ hai phần ba trong số họ trên 65 tuổi và ngày càng nhiều người chuyển ra sống tại các thành phố. Các nền kinh tế lớn nhất trong tương lai sẽ không như hiện tại. Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên mới của hội nhập quốc tế thông qua sự hình thành của Cộng đồng ASEAN và các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Việt Nam – EU.

Có được các kỹ năng phù hợp có nghĩa là Việt Nam sẽ đáp ứng tốt và hưởng lợi từ việc phát triển và sẽ là nơi hấp dẫn cho các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đến đầu tư. Với việc coi đổi mới giáo dục và dạy nghề là mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ, hiển nhiên là việc cải tiến chất lượng lực lượng lao động sẽ là mấu chốt để tiếp tục hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Được biết, Vương quốc Anh có truyền thống lâu đời về đào tạo kỹ năng và các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên cũng như phương thức hoạt động của các hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và ngành được quốc tế công nhận. Buổi hội thảo đã đưa ra các nghiên cứu sử dụng kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong xây dựng chiến lược kỹ năng của Việt Nam và xây dựng các kế hoạch để Vương quốc Anh có thể hỗ trợ một cách tốt nhất các giải pháp thành công liên quan ở Việt Nam.

Tại Hội thảo này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của toàn thể đại biểu dự hội nghị. “Từ nhiều thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng nhân tài, qua hàng nghìn năm lịch sử, dựng và giữ nước đã nói lên điều đó. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước tiên tiến hiện nay Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều.  Đặc biệt, trong đó giáo dục, đào tạo nghề là vấn đề rất cần quan tâm. Thực tế cho thấy lực lượng lao động chất lượng cao chưa đáp ứng được cầu thực tế trong nước và quốc tế, để khắc phục, rất cần sự giúp đỡ của các nước có trình độ cao như Vương quốc Anh và Bắc Ai Len"- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ.

Theo Phó Thủ tướng, qua hội nghị này, hi vọng hai bên sẽ bàn bạc và đưa ra sáng kiến giải pháp để đưa công tác dạy nghề phát triển, hội nhập tốt hơn góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập.

Huân tước David Puttnam, đánh giá cao khả năng lao động sáng tạo của con người Việt Nam, trong quá trình hợp tác quan hệ hai nước đã đạt được những thành công nhất định. Việt Nam hiện đang hội nhập, đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho nguồn nhân lực, đấy là tiền đề tốt để hai bên bắt đầu khởi đầu hợp tác...

Cũng tại hội nghị  này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết: Trong những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm không ngừng đầu tư cho công tác dạy nghề, hiện công tác đào tạo nghề chất lượng cao đang được hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ trong tương lai sẽ có đội ngũ lao động của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu trong nước và quốc tế. 

 

Tiếp theo Hội nghị cấp cao này, ngày vào 8/3/2016, Hội đồng Anh sẽ tổ chức một cuộc hội thảo quốc gia trong 02 ngày để hỗ trợ tăng cường hợp tác giữa Anh và các cơ sở dạy nghề Việt Nam nhằm thiết lập các cơ chế và công cụ đảm bảo chất lượng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề Việt Nam theo chuẩn của Anh. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình đối tác quốc tế về kỹ năng của Hội đồng Anh.

THÙY DUNG-P.TUẤN//Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh