THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 05:59

Thừa Thiên Huế: Hơn 81 000 lao động qua đào tạo nghề

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen cho các đơn vị thực hiện tốt công tác dạy nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015

Trong giai đoạn 2011 – 2016, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 81.239 lao động qua đào tạo các cấp trình độ (đạt tỷ lệ 84.52%), trong đó: hệ cao đẳng nghề có 7.634 người (đạt tỷ lệ 72.19%), hệ trung cấp nghề có 10.016 người (đạt tỷ lệ 53.44%) và hệ ngắn hạn (sơ cấp nghề và dưới 3 tháng) có 63.589 người (đạt tỷ lệ 95.19%).

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp; sự quan tâm của các ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của các cơ sở dạy nghề; đã đào tạo nghề cho 17.098 LĐNT, trong đó có 13.645 người học nghề phi nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 79.8%), có 3.453 người học nghề nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 20.2%).  

5 năm qua, chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước chuyển biến tích cực. Khoảng 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề và khoảng 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp;  một số nghề đào tạo ngắn hạn như: nghề may công nghiệp, du lịch, dịch vụ,… tỷ lệ này đạt trên 95%.

Được biết hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 trường, với 12 nghề được Bộ LĐ – TB&XH lựa chọn đầu tư trọng điểm, trong đó có 4 nghề đạt cấp quốc tế; 1 nghề đạt cấp ASEAN, 7 nghề đạt cấp quốc gia. Ngoài trường và nghề trọng điểm, Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 1 trong 40 trường nghề được tập trung đầu tư để trở thành trường nghề có chất lượng cao.

Cũng trong giai đoạn 2011 – 2015, công tác giải quyết việc làm cho người lao động tại Thừa Thiên Huế đã được thực hiệu quả. Theo đó đã có 83.105 lao động được giải quyết việc làm mới, bình quân 16.621 lao động/năm. Đưa tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 5,1% năm 2010 xuống còn 2,36% năm 2015. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 33,1% năm 2011 giảm còn 29,1% năm 2015.

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, trong thời gian qua, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm đã làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác dạy nghề đã đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, ông Đính cũng cho rằng, dạy nghề, giải quyết việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn những khó khắn, hạn chế nhất định. Mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm chưa đạt được yêu cầu đề ra. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. Các cơ sở dạy nghề xã hội hóa cần chú trọng đến điều kiện đầu vào và chất lượng đầu ra,...

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tặng bằng khen cho các đơn vị thực hiện tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015.

Thảo Vi

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh