CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:18

Thủ tướng: Quảng Ngãi tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại

Cùng dự cuộc làm việc có Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; dự lễ khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2; thăm và làm việc với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi; thăm, động viên một số hộ dân phải nhường mặt bằng cho các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh

Báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi và các ý kiến tại cuộc làm việc đánh giá, Quảng Ngãi  có diện tích 5.131 km2, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, biển, đảo, bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước.

Đánh giá về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, các đại biểu cho rằng, tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không), cửa ngõ ra biển của Hành lang Đông-Tây nối với tuyến hàng hải quốc tế qua biển Đông; có Khu kinh tế Dung Quất - khu kinh tế đầu tiên của cả nước, cảng Dung Quất có khả năng tiếp nhận tàu 100.000 DWT.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi.

Nguồn nhân lực dồi dào, với dân số trên 1,3 triệu người; người Quảng Ngãi có ý chí, nghị lực, sức sáng tạo, có truyền thống hiếu học, lao động sáng tạo.

Tỉnh có nền văn hóa lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó nổi bật là các di tích khảo cổ (thời đồ đá, kim khí, văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa…), các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, danh thắng (đảo Lý Sơn, Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà Dương, Cổ Lũy…), lễ hội đặc sắc (lễ hội nghinh cá Ông, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội cầu ngư…).

 

Tỉnh có một số tài nguyên quan trọng cho phát triển các ngành kinh tế với diện tích núi rừng lớn; hệ thực vật đa dạng, một số lâm sản, cây thuốc quý; hệ thống sông hồ đa dạng (các sông Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Câu, Vệ); nước khoáng nóng…

Năm 2022, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, triển khai quyết liệt, linh hoạt các giải pháp phục hồi và phát triển, đạt những kết quả tích cực.

Tỉnh đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu, trong đó 14 chỉ tiêu vượt kế hoạch. GRDP tăng 8,08%, quy mô kinh tế 121.668 tỷ đồng (xếp thứ 4/14  vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung). Công nghiệp tăng 6,8%, nông nghiệp tăng 2%. GRDP bình quân đạt 97,67 triệu đồng/người. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 23,8%, xuất khẩu đạt 2,158 tỷ USD, khách du lịch đạt 900.000 lượt.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 50%. Thu ngân sách Nhà nước đạt 34.167 tỷ đồng (cao nhất từ trước tới nay), tăng 44,7% so dự toán.  Cải cách hành chính được đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Năm 2021, Chỉ số PAR Index tăng 24 bậc, Chỉ số PAPI tăng 17 bậc.

Văn hóa, xã hội đạt kết quả tích cực: Số trường đạt chuẩn quốc gia được tăng lên; 89,02% xã, phương, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỉ lệ tham gia BHYT đạt 95,12%. Công tác lao động, an sinh xã hội được quan tâm. Tỉnh cũng hết sức chú trọng, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Tỉnh triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đã phê duyệt chủ trương đầu tư 12/12 dự án), 3 chương trình mục tiêu quốc gia (năm 2022 giải ngân ước đạt 56,8%). Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam (đã phê duyệt phương án bồi thường cho 71,8% diện tích giải phóng mặt bằng), dự kiến bàn giao 100% mặt bằng trước 30/6/2023. Chủ động triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; hoàn thiện các nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất.

Tỉnh chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; quan tâm công tác chính trị tư tưởng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật. bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng được về thăm, làm việc tại vùng đất "địa linh nhân kiệt", có bề dày lịch sử với nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, nơi sinh ra nhiều danh tướng, chí sĩ và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành tựu, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đạt được trong năm 2022 và những năm qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của đất nước.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành tựu, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đạt được trong năm 2022 và những năm qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của đất nước.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành tựu, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đạt được trong năm 2022 và những năm qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của đất nước.

Bên cạnh những thành tựu rất cơ bản, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Theo đó, công nghiệp phụ thuộc nhiều vào lọc hóa dầu và sản xuất thép; công nghiệp ngoài dầu tăng chậm; các động lực tăng trưởng mới chưa rõ nét. Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng thấp hơn bình quân cả nước; đầu ra cho nông sản còn khó khăn, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu. Hạ tầng kinh tế-xã hội còn hạn chế, chưa có các dự án lớn có tính kết nối tạo động lực. Thứ hạng về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh ở nhóm dưới (năm 2021, Par Index thứ 39/63, PAPI thứ 43/63, PCI thứ 45/63). Đời sống của một bộ phận người còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn, miền núi; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao (7,96%).

Cơ bản đồng ý với định hướng phát triển của tỉnh, trong đó đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, điều hành.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Theo đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra, nhất là trong dịp Tết.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy tham gia các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Đầu tư công có trọng tâm, trong điểm, tránh dàn trải, manh mún, kéo dài. 

Tập trung thúc đẩy hai động lực phát triển của tỉnh là Khu kinh tế Dung Quất và Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, ưu tiên ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Phát triển đồng bộ hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, nâng cao hiệu quả khu kinh tế, khu công nghiệp.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai hiệu quả chương trình "Mỗi xã một sản phẩm".

Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng tăng cường kết nối, hội nhập quốc tế, xây dựng thương hiệu, khả năng cạnh tranh cao. Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, điều kiện tự nhiên, trọng tâm là du lịch biển, đảo, nhất là đảo Lý Sơn. Chú trọng liên kết tạo chuỗi giá trị giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại như vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh của tỉnh.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh