THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:22

Các web mang tên lãnh đạo cấp cao VN đều là mạo danh

 

Vi phạm pháp luật Việt Nam
Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết: “Hầu hết các mạng xã hội hiện nay chưa có cơ chế cho phép xác thực danh tính của người sử dụng. Người sử dụng mạng xã hội có thể tự lựa chọn cho mình tên tài khoản để sử dụng. Vì vậy, việc mạo danh có thể thực hiện một cách dễ dàng. Thực tế hiện nay trên mạng xã hội, có không ít trang blog và Facebook cá nhân mạo danh một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. “Tôi xin khẳng định, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước không có blog và Facebook cá nhân, những trang blog và Facebook mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều là mạo danh”.

 

Hàng loạt các trang giả mạo, lấy tên miền là lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Bộ Công an, cho biết về mặt kỹ thuật, các cơ quan an ninh mạng, cơ quan kỹ thuật hoàn toàn có thể kiểm tra bằng các thao tác kỹ thuật Internet để biết trang web đó ở đâu, do ai đăng ký. Còn ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkav, cũng khẳng định về kỹ thuật hoàn toàn có thể tìm được các trang web đặt ở đâu, server đặt tại nước nào. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm chủ tên miền cũng khó khăn vì có một số nhà cung cấp dịch vụ không công khai chủ sở hữu.
Nội dung các trang thông tin này là những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các hoạt động của Chính phủ VN được phân chia theo các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại, nhân sự, khoa học, chính sách, cải cách, biển đảo, điểm nóng…
Ngôn ngữ hiển thị chủ yếu là tiếng Việt, bên cạnh đó còn có tiếng Anh. Bài viết trong các chuyên mục vừa có tác giả viết đứng tên, vừa có lấy lại từ các nguồn báo mạng trong nước và đều được “đăng bởi ban biên tập” (!?).
Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” 
Sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… làm nhiễu loạn thông tin, nhiễu loạn dư luận xã hội. Mạng xã hội chỉ là kênh thông tin cá nhân. Do vậy việc mạo danh một cá nhân nào đó phát ngôn trên mạng xã hội không liên quan gì đến phát ngôn của nhà nước. Và phát ngôn của bất kỳ một cá nhân nào thì cá nhân đó tự chịu trách nhiệm trước luật pháp Việt Nam.
Làm thế nào để người dân phân biệt được đâu là trang mạng xã hội giả, đâu là trang chính thức của các chính khách, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định: “Hiện tại không có bất kỳ một trang mạng xã hội nào là trang chính thức với tư cách của lãnh đạo mà chỉ là trang cá nhân.
Để phân biệt đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin không chính thống, đâu là trang giả mạo, theo tôi, cách đơn giản nhất là người sử dụng chỉ nên coi nguồn tin được phát ngôn từ người phát ngôn được chỉ định của cơ quan, tổ chức, hoặc thông tin được đưa lên trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, tổ chức đó, là thông tin chính thống. "Chỉ nên coi mạng xã hội là một trong những cách các thành viên tham gia lan truyền, chia sẻ thông tin, thông tin đó chỉ có tính chất tham khảo và người lan truyền thông tin sai sự thực sẽ bị xử lý theo pháp luật”-Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Có thể kể tên hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện trên mạng Internet. Trên mạng Internet đang xuất hiện gần 20 tên miền, blog tự xưng là trang thông tin cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chẳng hạn:  www.nguyentandung.orgwww.nguyentandung.bizwww.nguyentandung.uswww.thutuongnguyentandung.netwww.thutuongnguyentandung.org,www.thutuongnguyentandung.info,www.thutuongnguyentandung.biz.... đều dẫn về cùng một trang thông tin với tên “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, tất cả đều là mạo danh.

Hàng loạt trang mạo danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trang nguyentandung.org này là một ví dụ


Bên cạnh đó, trang web trên còn liên kết đến các trang thông tin dạng blog trên các mạng xã hội nổi tiếng: Facebook, Multiply, Blogspot, Blog, Wordpress, Flickr, Twitter... và đều xuất hiện dưới tên trang tin cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt trên mạng YouTube cũng có trang thông tin hoạt động của Thủ tướng như một kênh truyền hình riêng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các vị lãnh đạo cấp cao khác như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng… đều bị mạo danh trang thông tin cá nhân.

 

Được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chỉ có trang thông tin duy nhất tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được chính thức công bố từ tháng 8-2007 và được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận “là trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”.

 

 

Sẽ khó xử lý nến máy chủ đặt ở nước ngoài

Theo luật sư Trần Vương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM), điều 12 Luật công nghệ thông tin và điều 4 thông tư 14-2010 của Bộ TT&TT đều quy định rõ việc “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Hơn nữa, nếu xét mục đích việc giả mạo này nhằm vào các đối tượng làm lãnh đạo, xâm phạm danh dự, uy tín của những người này, hành vi như vậy còn có thể bị xử lý hình sự với các tội danh “tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” theo điều 265 Bộ luật hình sự.

B.D.S Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh