CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:55

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Hội nghị đối thoại với nông dân lần 3 này được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, mang chủ đề : Cùng nỗ lực, vượt thách thức, giữ vững tăng trưởng giá trị nông sản Việt giúp nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành hội nghị

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 3.

Toàn cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị có khoảng hơn 400 đại biểu do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cùng lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Thường trực Chính phủ, đại diện các Ban của Trung ương Đảng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng Ban ngành, đoàn thể Trung ương, Thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo các Ban, đơn vị T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, các Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo Hội Nông dân 63 tỉnh, thành của cả nước. Ngoài ra còn có đại diện các chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, đại diện các bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các ban Đảng, các đoàn thể, cùng hàng trăm nông dân của tỉnh Đắk Lắk.

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 4.

Gian hàng ttrưng bày giới thiệu sản phẩm

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 5.

Gian hàng ttrưng bày giới thiệu sản phẩm

Đặc biệt có sự tham dự của 29 nông dân tiêu biểu, đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân cả nước trực tiếp đặt câu hỏi với Thủ tướng và có sự tham dự của hơn 300 nông dân xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho hơn 14 triệu hộ nông dân của cả nước.

Đây cũng là dịp để bà con nông dân bày tỏ, kiến nghị với người đứng đầu Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, ổn định đời sống, bảo tồn và phát huy bản Sắc văn hóa của các dân tộc. Trên cơ sở đối thoại, Thủ tướng sẽ xem xét , quyết định các giải pháp, chỉ đạo ngay tại hội nghị nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục những bất cập trước diễn biến của đại dịch Covid-19, phát huy sự sáng tạo của nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phục hồi sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp. Tại hội nghị, Thủ tướng cũng sẽ trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết những vướng mắc, bức xúc của bà con nông dân, cũng như nhu cầu chính đáng của nông dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 6.

Gian hàng ttrưng bày giới thiệu sản phẩm cà phê rượu cần YMiên

Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân - Ảnh 7.

Gian hàng ttrưng bày giới thiệu sản phẩm cà phê chồn chính hiệu

Ban Tổ chức đã tiếp nhận được hơn 1.500 câu hỏi khác nhau do bà con nông dân trực tiếp gửi, Hội Nông dân các cấp, các Chuyên gia, nhà khoa học các doanh nghiệp, các phóng viên báo chí...

Dự kiến sau Hội nghị đối thoại lần thứ 3 này, nhiều chính sách lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, nhất là khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành tập trung triển khai, xây dựng để cụ thể hóa vào thực tiễn đời sống.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Hoan nghênh sáng kiến tổ chức Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân

Hôm nay, tôi rất hoan nghênh Hội Nông dân Việt Nam cùng các cơ quan ban ngành đã có sáng kiến tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân tại TP. Buôn Ma Thuột.

Hôm nay có tới 15 cơ quan đến dự hội nghị, bao gồm các ban Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành có liên quan trực tiếp đến những vấn đề mà nông dân quan tâm. Ngoài ra còn có cơ quan tổ chức sản xuất tiêu thụ, vốn tín dụng…, đều là những vấn đề nông dân quan tâm. Rất mong 350 nông dân có mặt tại hội nghị hôm nay đặt câu hỏi sát với yêu cầu thực tế, phù hợp với đặc thù sản xuất ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Mỗi vùng đặc thù khác nhau, có liên hệ với cả nước nhưng chúng ta vẫn nên tập trung vào các vấn đề mang tính đặc thù của vùng như sau:

Một là: Chính phủ, Bộ ngành muốn nghe những tâm tư nguyên vọng có kiến nghị khó khăn gì để đề nghị với Chính phủ. Từ quy hoạch sản xuất, tới tiêu thụ sản phẩm, có khó khăn gì bà con nêu lên.

Hiện nay lực lượng lao động của chúng ta rất dồi dào, có tới 65% nông dân sinh sống ở nông thôn, trong vấn đề đầu tư phát triển nhân lực, chúng ta cần phát huy thế mạnh này, tiềm lực này.

Thứ 2, tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần nông nghiệp, nông thôn Việt Nam luôn là trụ đỡ của nền kinh tế đất nước qua các thời kì kháng chiến, xây dựng đất nước, hay dịch bệnh Covid-19… Dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến nền kinh tế cả thế giới tăng trưởng âm, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng được, trong đó có trụ đỡ quan trọng là nông nghiệp, nông thôn.

Năm nay vì xảy ra Covid – 19, không ít lao động bị mất việc làm. Tuy nhiên lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hầu như không bị thất nghiệp, trong khi thành thị thất nghiệp rất nhiều. Ví dụ như nước Nhật, là nước công nghiệp nhưng Chính phủ nước này còn phải cấp tiền cho người lao động về nông nghiệp làm việc.

Đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn đạt tới 42 tỷ USD, là một trong những nước dẫn đầu châu Á về xuất khẩu.

Về nông thôn mới, chúng ta đã đạt mục tiêu hơn 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chính phủ, Bộ NNPTNT và các địa phương đã đặt mục tiêu 63% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm nay. Bên cạnh đó, chúng ta đang hình thành lớp nông dân mới, Chính phủ rất tự hào về điều này, chưa bao giờ khu vực nông nghiệp, nông thôn từ đồng bằng đến miền núi có sự tăng trưởng tốt như vậy.

Năm nay đại dịch, song cơ bản chúng ta vẫn được mùa trúng giá từ lúa gạo, thuỷ sản, trái cây… Có thể nói nông nghiệp thắng lợi toàn diện. Số hộ thiếu đói giảm 70% so với cùng kì.

Tuy vậy, trách nhiệm của chúng ta còn nhiều việc cần làm, còn nhiều trăn trở cần giải pháp tháo gỡ.

Về thị trường, chúng ta phải mở thị trường mới, EVFTA khó vậy mà chúng ta còn vào được. Tuy nhiên, tỷ lệ chế biến các mặt hàng nông sản còn thấp, như cà phê mới có 12%. Vốn liếng còn khó khăn, tín dụng tăng trưởng 6% nhưng mà nông nghiệp được đầu tư bao nhiêu? Hôm nay có đại diện Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu phía ngân hàng phải trả lời được câu hỏi làm thế nào tháo gỡ khó khăn về vốn cho nông dân.

Ngoài ra, tình trạng phân bón giả, thuốc trừ sâu kém chất lượng cũng còn nhức nhối, gây khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho bà con.

Tôi hi vọng lần này chúng ta sẽ tập trung mạnh vào những vấn đề bức xúc cần tháo gỡ. Hi vọng sau hội nghị này, sẽ có thêm những lớp nông dân mới về kiến thức, ý chí, tư duy mới, suy nghĩ mới, cái thời con trâu đi trước cái cày theo sau đã qua rồi.

Thứ ba, chúng ta làm thế nào phát huy hơn nữa tinh thần tự lực tự cường của nông dân; suy nghĩ phải làm gì để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, từ đó giải quyết tốt các vấn đề ở nông thôn, nông dân. Đó không chỉ là vật chất, tinh thần đang đặt ra ở nông thôn, nhất là nông thôn ở miền Trung, Tây Nguyên. Tây Bắc heo hút, khó khăn hơn nhiều, nhưng chúng ta cần phối hợp để làm sao 15 cơ quan nhà nước ngồi đây cùng tập trung giải quyết. Đối thoại phải là thiết thực chứ không phải là hình thức.


LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh