THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:22

Còn nhiều thách thức khi thu hút lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH

 

Tham gia cuộc đối thoại chính sách này có đông đảo các bên liên quan trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH) gồm: Đại diện người lao động, đại biểu Quốc hội, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp…  

Bà Trần Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ BHXH trình bày tham luận “Thu hút người lao động thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống bảo hiểm- Thách thức và các lựa chọn chính sách”

 

Thu nhập của đa số người lao động phi chính thức ở mức độ thấp, thiếu ổn định, phải ưu tiên trang trải đời sống nên không có đủ tiền để quan tâm đến các vấn đề khác trong đó có BHXH. Theo khảo sát của LIGHT, có tới 91,45% người bán hàng rong chưa từng biết đến các quy định của Bộ luật Lao động và 91,45% chưa biết đến BHXH.

Bên cạnh đó, do công việc của lao động phi chính thức không ổn định, theo mùa vụ nên cường độ di chuyển lao động cao, do vậy khó quản lý và tiếp cận

Với mong muốn đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người nông dân và lao động tự do BHXH tự nguyện đã ra đời và bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Có thể nói Bảo hiểm xã hội tự nguyện được kỳ vọng là chỗ dựa cho người thu nhập thấp, đem đến cơ hội hưởng “lương hưu” cho hàng chục triệu người không nằm trong diện BH bắt buộc. 

Đại diện của Bộ LĐ-TB&XH, bà Trần Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ BHXH đã trình bày tham luận “Thu hút người lao động thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống bảo hiểm- Thách thức và các lựa chọn chính sách” thu hút sự quan tâm của đông đảo truyền thông.

Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết: “Khi muốn tham gia, người lao động tự do chỉ cần mang tờ khai (đã có sẵn mẫu) và chỉ 6, 7 ngày sau, người lao động đã có 1 sổ bảo hiểm”.

Cũng theo bà Nga, 1 chính sách dù nhân văn đến mấy mà ko đến được với người dân thì gần như đóng băng. Bà kể câu chuyện quá trình công tác đến 1 xã Hòa Bình, khi được hỏi về bảo hiểm tự nguyện, người dân nơi đây họ ko biết gì, sau đó trình bày xong thì 40 người dân trong làng đó đã tham gia ngay bảo hiểm xã hội. 

Mục đích của dự án là thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quy trình chính sách, thông qua sự tham gia, hợp tác hiệu quả của các tổ chức xã hội, giới báo chí truyền thông và của các cơ quan Nhà nước.

Tham luận của bà Đoàn Thị Thu Hương, Học viện Tài chính cũng cho thấy, nếu không phát triển mạnh về số lượng người tham gia BHXH tự nguyện sẽ là một gánh nặng đối với quốc gia trong những năm tới do một mặt phải đảm bảo cuộc sống cho những người già chưa có lương hưu, mặt khác phải đối phó với xu hướng già hóa dân số nhanh chóng hiện nay ở nước ta.. Tuy nhiên việc phát triển BHXH tự nguyện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sự hấp dẫn hay sự phù hợp của bản thân chính sách này đối với người lao động khu vực phi chính thức và lao động nông, lâm, ngư nghiệp là một vấn đề cần xem xét. Trong hoàn cảnh đất nước đang bước sang nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực; Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách của bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho những người lao động khu vực phí chính thức.

Thanh Nhung/Báo Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh