CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:46

Theo dõi nhịp thở và những dấu hiệu cần đặc biệt chú ý ở bệnh nhân COVID-19

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: nếu chỉ số nhịp thở như dưới đây cần phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

- Đối với người lớn: Nhịp thở từ 20 lần/phút trở lên.

- Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

- Đỗi với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Nhịp thở từ 30 lần/phút trở lên.

Lưu ý, ở trẻ em, cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Ngoài các dấu hiệu về nhịp thở, F0 điều trị tại nhà có bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây cũng cần phải thông báo ngay với y tế:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Chỉ số SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức như: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt hoặc mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém hoặc giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

- F0 mắc thêm bệnh cấp tính như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng...

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh