CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:36

Thế giới hân hoan đón mừng năm mới 2016

 

Không khí lễ hội tại New Zeland và Australia

Tại Australia, khoảng 1 triệu người đã có mặt dọc bến cảng Sydney để chờ đón màn bắn pháo hoa được trông đợi nhất thế giới.
Khoảng 1 triệu người chờ đón màn bắn pháo hoa ở cầu cảng Sydney.

 

Từ lúc 21g (theo giờ địa phương) pháo hoa đã bừng sáng trên bầu trời nhà hát Opera House và cầu cảng Sydney. Sau đó là lượt pháo hoa thứ hai hơn 1g sau. Và đây mới chỉ là màn trình diễn đầu tiên trước lễ hội pháo hoa hoành tráng lúc nửa đêm.

Màn pháo hoa được mong đợi tại Nhà hát Opera.


Trong khi đó, tại New Zealand - quốc gia đón năm mới sớm thứ 2 sau Samoa, khoảng 250.000 người đã tập trung về quanh Sky Tower tại Auckhland để đón mừng năm mới.

Pháo hoa đã rực sáng trên Sky Tower, Aucklan.

 

Trước đó, hàng ngàn người đã có mặt tại bãi biển để ngắm nhìn hoàng hôn cuối cùng của năm 2015.

Hoàng hôn cuối cùng của năm 2015 được cộng đồng mạng New Zealand chia sẻ.


Đảo quốc đón năm mới đầu tiên
Samoa và Tokelau là hai đảo quốc đón năm mới sớm nhất thế giới bởi cách tính giờ đặc biệt tại hai quốc đảo này. Khi đồng hồ điểm lúc nửa đêm vào cuối ngày 29/12, hai quốc đảo Nam Thái Bình Dương đã nhanh chóng chuyển tiếp đến ngày 31/12, bỏ qua hoàn toàn ngày 30/12. 

Từ chỗ là quốc gia cuối cùng đón năm mới, màn đổi lịch ngoạn mục năm 2011 giúp Samoa trở thành đảo quốc đón năm mới đầu tiên trên thế giới.


Là nơi đón giao thừa sớm nhất, bầu không khí đón năm mới tại thủ đô Apia, Samoa được cả thế giới dõi theo. Trong thời khắc giao thừa, lãnh đạo Samoa đã đọc lời phát biểu gửi lời chúc mừng năm mới cùng những cam kết phấn đấu trong năm mới đến với người dân.

Người dân các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong bầu không khí khá lo lắng bởi gió mạnh, mưa lớn.


Sau Samoa và Tokelau, đảo Kiritimati thuộc đảo quốc Kiribati ngoài khơi Thái Bình Dương cũng là một trong những nơi đón năm mới 2016 sớm nhất thế giới. 
Thủ tướng Đức lạc quan về khả năng giải quyết khủng hoảng di cư
Trong thông điệp Năm Mới 2016, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lạc quan về khả năng giải quyết được cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay, đồng thời kêu gọi người dân Đức đoàn kết. 

 

Thủ tướng Merkel đã nhấn mạnh tới cơ hội cho nước Đức khi dòng người tị nạn tới nước này, đồng thời kêu gọi người dân Đức không để bị chia rẽ, cùng đoàn kết chống nạn thù hận người nước ngoài. 
Nhà lãnh đạo Đức khẳng định nước này từng được hưởng lợi cả về kinh tế lẫn xã hội với một chính sách di cư thành công, kêu gọi người dân kiên trì trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Thủ tướng Merkel khẳng định Đức, một quốc gia hùng mạnh, sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng này. 
Trong khi đó, Bộ Lao động, Xã hội, Gia đình và Hội nhập của Đức ngày 30/12, thông báo đã có gần 1,1 triệu người tị nạn tới Đức trong năm 2015, đồng thời kêu gọi Berlin cần lập tức có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế dòng người tị nạn tiếp tục đổ vào Đức. 
Nga lần đầu đóng cửa Quảng trường Đỏ
Thay vì bầu không khí đón giao thừa sôi động thường niên, năm nay, chính quyền thủ đô Moscow (Nga) đã quyết định đóng cửa Quảng trường Đỏ vào đêm giao thừa giữa lúc xuất hiện nhiều quan ngại về tình hình an ninh. Năm nay, cảnh sát sẽ ngăn chặn tất cả mọi người tới Quảng trường Đỏ tham gia lễ đếm ngược theo chuông đồng hồ trên tháp Spassky của điện Kremlin.
Do không mở cửa đón người dân mừng năm mới nên bầu không khí tại Quảng trường Đỏ
chiều muộn 31/12 khá buồn tẻ.

Lý do đóng cửa Quảng trường Đỏ lần đầu tiên trong đêm Giao thừa mà giới chức Moscow đưa ra là để phục vụ cho buổi ghi hình chương trình mừng năm mới được truyền hình trực tiếp trên truyền hình quốc gia và chỉ có một nhóm nhỏ khán giả được tham dự. Người dân có thể tham gia các hoạt động mừng năm mới được tổ chức tại các địa điểm khác quanh Quảng trường Đỏ.
Lịch sử về lễ mừng năm mới
Các lễ hội đầu tiên chào mừng năm mới được ghi chép từ thời kỳ Babylon cổ đại. Người dân Babylon đã đánh dấu thời khắc đặc biệt này bằng một lễ hội tôn giáo lớn được gọi là Akitu. Sang năm mới, lễ hội Atiku được tổ chức để kỷ niệm chiến thắng huyền thoại của vị thần bầu trời Marduk đối với nữ thần biển cả độc ác Tiamat. Ngoài ra, nó còn phục vụ một mục đích chính trị quan trọng khác: Đó là thời điểm mà một vị vua mới sẽ được trao vương miện để cai trị đất nước cho năm tiếp theo.
Năm mới là dịp để mọi người bỏ mọi muộn phiền, bắt đầu môt năm mới với tâm trạng hứng khởi.

Trong suốt thời cổ đại, các quốc gia thường chọn ngày đầu tiên của năm mới gắn liền với một sự kiện nông nghiệp hoặc thiên văn, như Ai Cập, năm mới bắt đầu khi lũ lụt sông Nile xảy ra. Trong khi đó, ngày đầu tiên của năm mới tại Trung Quốc là ngày rằm thứ hai sau đông chí.
Các vũ công trong các bộ da gấu thực hiện nghi lễ truyền thống trong dịp đón năm mới tại Romania.

Qua nhiều thế kỷ, vào năm 46 trước Công nguyên, sau khi tham khảo tham khảo ý kiến của các nhà thiên văn học và toán học danh tiếng nhất thời bấy giờ, hoàng đế Julius Caesar đã đưa ra cách tính lịch mới mang chính tên ông Julian, tương tự như lịch dương mà hầu hết các nước trên khắp thế giới sử dụng ngày nay. Lễ ăn mừng năm mới truyền thống bắt đầu từ đêm ngày 31 năm cũ cho đến vài tiếng đầu tiên của ngày mồng 1 năm mới. Người dân thường ăn những món truyền thống, ca múa hát để chào mừng một năm mới với những may mắn và hạnh phúc ngập tràn.

Quý Đức

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh