CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:19

Thế giới ghi nhận trên 664.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua

Theo TTXVN, số liệu từ trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 664.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.000 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 273 triệu ca, trong đó trên 5,35 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 115.000 ca), Anh (88.376 ca) và Pháp (60.866 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.133 ca), Mỹ (807 ca) và Ba Lan (592 ca).

Xét cả về ca mắc hàng ngày và tổng ca mắc từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới. Tới nay, Mỹ đã ghi nhận trên 51,3 triệu ca mắc và trên 824.000 ca tử vong. Đứng thứ hai về tổng ca mắc từ đầu đại dịch là Ấn Độ với 34,7 triệu ca mắc và 476.000 ca tử vong.

Nhìn chung, diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới đang có xu hướng gia tăng dịp cuối năm. Nhiều quốc gia ghi nhận ca mắc mới ca kỷ lục, buộc phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN.

VTV cũng đưa tin, tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 16/12, nước này ghi nhận tổng cộng trên 34,7 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 476.400 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Đến cuối tháng 12/2021 mới có thể có được những kết luận chính xác về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Tiến sĩ Anurag Agrawal, Giám đốc Viện Gene và Sinh học tích hợp Ấn Độ (IGIB) đã đưa ra đánh giá trên, đồng thời bác bỏ những kết luận cho rằng biến thể Omicron chỉ gây biến chứng nhẹ.

Tuy nhiên, ông Anurag Agrawal cảnh báo, dù chỉ gây triệu chứng bệnh nhẹ, các biến thể cũng có khả năng khiến hệ thống chăm sóc y tế tại các nước suy sụp. Do đó, ông cho rằng Ấn Độ vẫn nên hy vọng về hiện thực tốt đẹp nhất, nhưng cũng cần chuẩn bị sẵn các biện pháp ứng phó cho kịch bản xấu nhất, bởi với quy mô dân số đông như Ấn Độ, số ca bệnh nặng cũng đủ làm sập hệ thống y tế trên toàn quốc.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã bắt đầu triển khai tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi nhằm chặn chuỗi lây lan của đại dịch COVID-19 và duy trì các hoạt động học đường. Vaccine ngừa COVID-19 sử dụng cho trẻ 5 - 11 tuổi có liều lượng thấp hơn so với vaccine dùng cho người 12 tuổi trở lên.

Biến thể Omicron cũng đang lây lan với tốc độ cực nhanh, có thể sẽ trở thành chủng lây nhiễm chủ đạo tại châu Âu trong tháng 1/2022. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu, các số liệu cho thấy, cứ sau 2-3 ngày, số ca mắc mới lại tăng gấp đôi. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu cũng cảnh báo, việc biến thể Omicron có khả năng làm tăng số ca nhập viện và tử vong tại châu lục này.

Omicron sẽ trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo tại châu Âu. (Ảnh: AP)

Omicron sẽ trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo tại châu Âu. (Ảnh: AP)

Kể từ cuối tuần này, Pháp sẽ đình chỉ các hoạt động du lịch không thiết yếu từ nước này tới Anh và ngược lại. Quyết định nhằm làm kìm hãm sự lây lan của Omicron, biến thể đang gây ra số ca mắc COVID-19 cao chưa từng thấy tại Anh. Theo đó, từ đêm 18/12 tới, Pháp sẽ yêu cầu du khách thông báo lý do cấp thiết khi di chuyển từ Pháp tới Anh (hoặc ngược lại), kể cả đối với những trường hợp đã được tiêm phòng đầy đủ.

Quy định mới vẫn cho phép các công dân Pháp hoặc thuộc Liên minh châu Âu từ Anh trở về Pháp. Tuy nhiên, họ phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính và phải cách ly 7 ngày khi tới Pháp.

Chính phủ liên bang Canada đã thay đổi hướng dẫn đi lại chính thức, khuyến cáo người dân tránh tất cả các chuyến đi không cần thiết ra nước ngoài ở thời điểm hiện tại. Khuyến cáo được đưa ra trong bối cảnh biến thể Omicron có nguy cơ lan rộng trên toàn thế giới. Cơ quan Y tế công cộng Canada sẽ tăng cường chương trình xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với hành khách nhập cảnh tại các sân bay của nước này.

Hiện Chính phủ Canada đang xem xét khôi phục một số biện pháp phòng dịch, trong đó có việc hành khách quốc tế nhập cảnh qua đường hàng không phải trở lại cách ly ở khách sạn trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đang gây ra nhiều lo ngại trên thế giới. Thời gian này, các nước Đông Nam Á liên tiếp ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể này, mới nhất là Indonesia.

Ca bệnh tại Indonesia là một nhân viên bệnh viện ở thành phố Jakarta và không ra nước ngoài trước đó. Ngoài ra, Indonesia cũng đang tiến hành giải trình tự gene của 5 trường hợp nghi nhiễm khác, bao gồm hai người Indonesia mới trở về từ Mỹ và từ Anh và ba công dân Trung Quốc hiện đang được cách ly ở Manado, tỉnh Bắc Sulawesi. Chính phủ Indonesia đang chờ kết quả giải trình tự gene để xác định những trường hợp trên có mắc biến thể Omicron hay không.

Hai ngày trước, Campuchia và Philippines cũng đã thông báo những ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Như vậy, cùng với Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đông Nam Á hiện có 6 nước ghi nhận sự xuất hiện của biến thể này. Các chuyên gia nhận định, diễn biến này làm gia tăng tình trạng bất an, nhưng khuyến nghị các nước ứng phó dịch thận trọng và bình tĩnh.

Ngày 16/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân kiềm chế đi du lịch nước ngoài sau khi ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ở quốc gia Đông Nam Á này. Ông cũng yêu cầu các quan chức nhà nước không đi du lịch các nước khác, ít nhất là cho đến khi tình hình lắng xuống

Ông Widodo nhấn mạnh, dư luận không nên hoang mang với những phát hiện về biến thể Omicron. Theo ông, biến thể mới chưa thể hiện tính chất nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân đã tiêm vaccine.

Malaysia ban bố các hạn chế mới nhằm đối phó với biến thể Omicron. (Ảnh: AP)

Malaysia ban bố các hạn chế mới nhằm đối phó với biến thể Omicron. (Ảnh: AP)

Ngày 16/12, Bộ Y tế Malaysia cho biết, các buổi lễ đón năm mới quy mô lớn tại nước này bị cấm do quan ngại về biến thể Omicron có thể lây lan. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Khairy Jamaluddin, quyết định trên được đưa ra sau khi Malaysia ghi nhận thêm ca thứ 2 nhiễm biến thể Omicron và ít nhất 18 người khác nghi nhiễm. Bộ cũng sẽ thông báo các biện pháp bổ sung để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này. Những buổi lễ đón năm mới hay Giáng sinh quy mô nhỏ được phép tổ chức, trong đó người tham dự được yêu cầu tự xét nghiệm COVID-19 trước.

Bộ Y tế Malaysia cũng đưa ra các quy định mới đối với người đến từ Anh nhằm ngăn chặn biến thể Omicron. Bắt đầu từ ngày 17/12, người đến từ Anh sẽ phải tự xét nghiệm hàng ngày trong thời gian cách ly và tất cả kết quả sẽ phải thông báo trên ứng dụng quản lý COVID-19 của chính phủ.

Ngoài ra, danh sách các nước bị xếp vào hạng có nguy cơ cao được tăng lên 9 nước. Người đến từ Anh, Mỹ, Australia, Pháp, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Nigeria và Ấn Độ, nơi biến thể Omicron lây lan trong cộng đồng được yêu cầu đeo thiết bị theo dõi điện tử ở cổ tay khi đến và trong thời gian cách ly. Người đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe và Malawi vẫn không được phép nhập cảnh Malaysia vào thời điểm hiện tại.

Thái Lan đã ghi nhận 11 ca nhiễm biến thể Omicron. Các chuyên gia y tế cảnh báo, số ca nhiễm mới biến thể Omicron tại nước này có thể gia tăng sau kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Các chuyên gia y tế Thái Lan cho biết, đến nay tất cả các ca nhiễm biến thể Omicron ở nước này đều là người đến từ nước ngoài. Hiện vẫn chưa có bệnh nhân nào nhiễm biến thể Omicron ở Thái Lan cần phải điều trị trong phòng chăm sóc tích cực.

Chính phủ Thái Lan hiện vẫn chưa quyết định có điều chỉnh các biện pháp phòng chống COVID-19 hay không sau ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron ở Anh, đồng thời hối thúc tất cả các khu vực phải tuân thủ những hướng dẫn phòng chống dịch bệnh. Cho đến nay, Thái Lan đã có hơn 2,1 triệu ca nhiễm và trên 21.000 người tử vong do COVID -19.

Hàn Quốc ngày 16/12 cho biết sẽ khôi phục các biện pháp hạn chế sau hơn 1,5 tháng nới lỏng. Quyết định được đưa ra do số ca nhiễm mới COVID-19 ở nước này đang tăng cao. Kể từ ngày 18/12 đến ngày 2/1/2022, quy định tập trung đông người được giới hạn không quá 4 người. Các nhà hàng, quán cà phê, quán bar phải đóng cửa trước 21h. Những người chưa tiêm phòng chỉ có thể ăn tối một mình hoặc sử dụng các dịch vụ mang đi hoặc giao hàng tận nơi.

Ngày 16/12, Hàn Quốc ghi nhận hơn 7.622 ca nhiễm mới COVID-19, số bệnh nhân nặng cũng tăng cao ở mức gần 1.000 ca. Hiện 92% người trưởng thành ở Hàn Quốc được tiêm phòng đầy đủ, nhưng số ca mắc mới đã tăng gần gấp 5 lần kể từ khi các quy định được nới lỏng vào tháng 11, trong khi số ca nghiêm trọng đã tăng gấp 3 lần.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh