THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:31

Thế giới có trên 579,04 triệu người mắc COVID-19

Theo Worldometers, đến sáng 29/7, thế giới có trên 579,04 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,41 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 92,76 triệu ca mắc và hơn 1,053 triệu trường hợp tử vong.

Số ca mắc, tử vong và nhập viện do COVID-19 tại Mỹ đang gia tăng, với BA.5 là biến thể chủ đạo gây bệnh ở nước này.

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 28/7 cho biết, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 28/7 của nước này một lần nữa vượt mốc 20.000 ca. Cụ thể, có 20.557 ca mắc mới được báo cáo trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca mắc COVID-19 lên trên 43,95 triệu người, cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Số ca đang điều trị hiện là 146.323 bệnh nhân. Ấn Độ cũng ghi nhận 44 người tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 526.211 trường hợp kể từ đầu dịch.

Cũng theo Bộ Y tế Ấn Độ, tổng liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm đã vượt 2 tỷ liều. Cụ thể, tính đến sáng 28/7, đã có hơn 2,03 triệu liều vaccine được tiêm. Ngoài ra, cho đến nay, 874 triệu xét nghiệm COVID-19 đã được thực hiện. Hiện ước tính vẫn còn khoảng 40 triệu người thuộc diện cần tiêm vaccine nhưng chưa tiêm liều nào. Chính phủ Ấn Độ đang tập trung thúc đẩy tiêm vaccine liều tăng cường khi tỷ lệ này vẫn còn thấp.

Pháp đã vượt Brazil trở thành điểm nóng dịch COVID-19 lớn thứ 3 thế giới với tổng số trên 33,74 triệu người nhiễm bệnh, trong đó có gần 151,900 bệnh nhân không qua khỏi.

Tuy nhiên, Brazil vẫn có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ 2 thế giới sau Mỹ với 677.871 người thiệt mạng trong tổng số trên 33,7 triệu người mắc.

Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nga ngày 28/7 cho biết, nước này đã ghi nhận 11.515 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 13/4. Bên cạnh đó, số người tử vong theo ngày là 41 ca.

Kể từ khi bùng phát đại dịch tại Nga vào tháng 4/2020, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này hiện là 18.565.551 trường hợp. Trước đó cũng trong tháng 8 này, Nga đã thông báo kết thúc mọi biện pháp hạn chế để phòng dịch, kể cả đeo khẩu trang, vì số ca tử vong giảm. Tuy nhiên, nhà chức trách Nga không loại trừ khả năng tái áp dụng các biện pháp này nếu tình hình xấu đi.

Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nga ngày 28/7 cho biết, nước này đã ghi nhận 11.515 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 13/4. Bên cạnh đó, số ca tử vong theo ngày là 41.

Kể từ khi bùng phát đại dịch tại Nga vào tháng 4/2020, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này hiện là trên 18,56 triệu trường hợp. Trước đó, cũng trong tháng 7 này, Nga đã thông báo kết thúc mọi biện pháp hạn chế để phòng dịch, kể cả đeo khẩu trang, vì số ca tử vong giảm. Tuy nhiên, nhà chức trách Nga không loại trừ khả năng tái áp dụng các biện pháp này nếu tình hình xấu đi.

Ngày 28/7, Nga ghi nhận thêm 11.515 ca mắc COVID-19. (Ảnh: AP)

Ngày 28/7, Nga ghi nhận thêm 11.515 ca mắc COVID-19. (Ảnh: AP)

 

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland (Australia) tin rằng vaccine dạng dán thế hệ mới sẽ hiệu quả hơn so với các loại vaccine dạng tiêm truyền thống trong việc phòng ngừa các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Theo một báo cáo khoa học công bố trên tạp chí Vaccine ngày 28/7, các kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy, vaccine Hexapro sản xuất dưới dạng miếng dán có hiệu quả cao hơn gấp 11 lần trong việc chống lại biến thể Omicron so với cùng một loại vaccine này nhưng được bào chế dành cho dạng tiêm.

Belarus đã trở thành nước đầu tiên ở châu Âu cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Cuba. Theo đó, Belarus đã phê duyệt sử dụng vaccine Soberana Plus của Cuba. Đây là một trong 3 loại vaccine ngừa COVID-19 do Cuba bào chế. Hiện cả 3 vaccine của Cuba vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng.

Vaccine Soberana Plus gồm một liều duy nhất cho các bệnh nhân trưởng thành phục hồi sau khi mắc bệnh, hoặc sử dụng làm liều tăng cường sau khi tiêm 2 liều vaccine Soberana 02 của Cuba. Hiện 90% trong số 11,2 triệu dân ở Belarus đã được tiêm phòng chống COVID-19.

Nhóm chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản khuyến cáo, nước này cần "cảnh giác tối đa" với đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới ở Nhật Bản liên tục tăng lên mức cao kỷ lục mới trong thời gian gần đây.

Kể từ cuối tháng 6 tới nay, dịch COVID-19 đã bùng phát mạnh trở lại ở Nhật Bản, chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5. Ngày 27/7, Nhật Bản ghi nhận gần 210.000 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước tới nay. Con số này trong ngày 28/7 là 207.236 ca. Đáng chú ý, có tới 25 trong số 47 tỉnh, thành ở nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục.

Số ca nhiễm mới tăng cao khiến hệ thống y tế ở nhiều địa phương rơi vào tình trạng căng thẳng, trong đó có Okinawa và Osaka. Chính quyền Osaka đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế, đồng thời khuyến cáo người cao tuổi có nguy cơ gặp các triệu chứng nặng hạn chế đi ra ngoài nếu không cần thiết.

Nhật Bản đang trong đợt bùng dịch thứ 7 với số ca mắc mới tăng cao kỷ lục. (Ảnh: AP)

Nhật Bản đang trong đợt bùng dịch thứ 7 với số ca mắc mới tăng cao kỷ lục. (Ảnh: AP)

 

Giới chức y tế Lào đang lo ngại về một làn sóng mới bùng phát dịch COVID-19 sau khi phát hiện tới 86 ca mắc mới chỉ trong ngày 27/7, trong đó thủ đô Vientiane ghi nhận số trường hợp nhiễm cao nhất với 70 trường hợp. Con số này trong ngày 28/7 là 89 người nhiễm mới.

Trung tâm Thông tin và Giáo dục y tế thuộc Bộ Y tế Lào cho biết, số ca mắc mới đang tăng lên mỗi ngày ở nước này. Cụ thể, Lào ghi nhận 23 ca trong ngày 24/7, 26 vào ngày 25/7, 62 ngày 26/7. Giới chức y tế Lào dự báo, số ca mắc mới sẽ tiếp tục tăng nếu người dân tiếp tục không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Trung tâm Thông tin và Giáo dục Y tế Lào kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19 và tiêm phòng đầy đủ. Tính tới nay, Lào đã ghi nhận 211.052 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 757 ca tử vong.

Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ 6 đang diễn ra với các biện pháp cách ly “dựa trên quyền tự chủ và đoàn kết” trong cuộc sống hàng ngày. Quyết định này được đưa ra khi Hàn Quốc đang phải ứng phó với một số lượng lớn ca nhiễm mới do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron gây ra.

Ngày 27/7, nước này ghi nhận 100.285 ca mới, số ca mắc mới theo ngày cao nhất trong hơn 3 tháng qua. Con số này vào ngày 28/7 là 88.296 trường hợp.

BP (tổng hợp)

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh