CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:15

Kon Tum: Sự cố sập cầu treo và những nghi vấn?

 

 

Thôn 12 xã Đăk Tờ Re có 137 hộ, thôn 14 xã Đăk Ruồng có 60 hộ, đều là người Vĩnh Phúc đi di dân theo chính sách kinh tế mới của Đảng những năm 2000. Vì địa bàn là vùng trũng lại hay ngập lụt vào mùa mưa lũ thế nên để tiện việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, năm 2006,  nhà nước đầu tư xây chiếc cầu treo rộng 2,5m chiều dài 146m, nhưng đến năm 2009  thì bị cơn bão số 9 đã cuốn phăng đi. 

Thi công không đúng thiết kế

Năm 2010 với chính sách của Đảng, nhà nước đã đầu tư chiếc cầu treo mới trong chương trình khắc phục sau cơn bão số 9 năm 2009. Nhưng khi thi công chiếc cầu treo này đơn vị thi công không đào bỏ cái mỏ neo của cầu cũ, làm mỏ neo mới mà tận dụng khi vẫn để cái mỏ neo cầu cũ đó rồi ghim luôn dây cáp treo vào cái mỏ neo đó và đắp đất phủ bê tông lên. Quá  trình ở trong đất bị rỉ sét lâu ngày, cùng với việc lắc rung của cầu đã làm dây cáp đứt dần từ đó dẫn hư hỏng là không tránh khỏi. Hệ quả tất yếu là ngày 9/6/2015 chiếc cầu treo bị đứt cáp khiến 4 người và 7 con bò cùng rơi  xuống sông, 3 người phải đi cấp cứu, 1 người thương nhẹ, 2 con bò chết tại chỗ.

Chúng tôi trở lại nơi đây sau khi chiếc cầu đã được sửa chữa. Khi biết chúng tôi là phóng viên, rất nhiều bà con đã đến gặp để phản ánh tình hình. Ông Phạm Công Nhuần 55 tuổi, người đã thoát chết gang tấc trong vụ sập cầu, tâm sự: “Thật phúc đức cho nhà tôi, hôm đấy tôi đi chăn bò, khi qua cầu thì có 3 người dân đồng bào đi trước, đàn bò nhà tôi gồm 7 con đi sau và tôi đi cuối cùng. Khi đi cách đầu cầu được khoảng 5 m thì thấy cầu lắc lư, rung mạnh, tôi chỉ kịp bám tay vào dây cáp cầu nhìn đàn bò của mình cùng 3 người rơi xuống sông. Còn con bò đi trước tôi rơi xuống đúng bãi đá chết tại chỗ, còn con kia thì ngáp ngáp một chút rồi cũng chết. Tôi cố nín lấy hết sức mình leo theo dây cáp vào đầu cầu, rồi gọi điện thoại cho người nhà, người làng đưa 3 người kia đi cấp cứu . 

Nhìn đàn bò lênh láng máu ở bãi đá dưới sông, tôi thấy may mắn cho mình quá, Nếu không bám được vào dây cáp số phận mình không khác những con bò kia! ”

Người dân nói gì sau sự cố…  

Ông Nhuần- người may mắn thoát chết trong sự cố sập cầu, cho biết: “ Ngay ngày hôm sau 10/6 ông ra kiểm tra chỗ dây cáp đứt nhận thấy nhiều đoạn dây đã đứt lâu ngày, chỉ còn 3 sợi là mới đứt đúng ngày 9/6. Tôi đặt dấu hỏi liệu đơn vị thi công, đơn vị giám sát, thiết kế, chủ đầu tư có biết việc này không, hay liệu họ biết mà vẫn không chịu khắc phục? 

 

 

Anh Phạm Văn Hải 39 tuổi thôn trưởng thôn 12 xã Đăk Tờ Re bức xúc chia sẻ với chúng tôi: “ Đúng ra quý 1/2015 này chúng được Bộ Giao Thông Vận Tải đầu tư xây dựng chiếc cầu treo rộng, kiên cố vững chắc như đã hứa nhưng chờ mãi thì họ lại nói đến quý 2/2015 sẽ xây mà bây giờ gần đến hết quý 2/2015 rồi vẫn chưa động tĩnh gì. Bà con chúng tôi mong từng ngày từng giờ đấy anh ạ, vì nếu không có cây cầu vững chắc để chuyển nông sản thì bị thương lái ép giá công vận chuyển. Ví dụ như mỳ ( sắn) bên kia cầu bán giá  4.000đ/kg nhưng bên tôi chỉ bán được 2.000đ/kg, vì muốn bán được giá cao phải chở qua bên kia sông.” 

Ông Quang chủ tịch xã Đăk Tờ Re cho biết: “Thật sự việc đứt cầu treo xảy ra là ngoài ý muốn, nhưng may mắn không có thiệt hại về người. Tôi rất mong Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai dự án xây cầu vững chắc cho nhân dân hai thôn như đã khảo sát và triển khai dự án, để dân không nghĩ là cán bộ nói không giữ lời!” 

Để tiếp tục tìm câu trả lời câu hỏi tại sao thi công cầu treo 2010 lại không đào bỏ mỏ neo cầu cũ và tại sao lại ghim dây cáp xuống dưới đất để xảy ra việc đứt cáp treo(?), ông Chính phó trưởng phòng Nông Nghiệp & PT Nông Thôn huyện Kon Rẫy - chủ đầu tư xây dựng chiếc câu treo bị đứt cáp trên trả lời: “Đơn vị thi công, đơn vị giám sát, đơn vị thiết kế làm đúng thiết kế. Nhưng khi chúng tôi yêu cầu được xem bản vẽ thiết kế thì ông Chính từ chối (?!) ” 

 

 

Hiện tại trên địa bàn huyện hiện Kon Rẫy có rất nhiều cầu treo được xây dựng trong năm 2010 sau cơn bão số 9 năm 2009. Ai dám chắc những chiếc cầu treo kia không xảy ra sự cố do không được kiểm tra, bảo dưỡng- kể cả việc thi công không đúng thiết kế, như chiếc cầu treo Kon Nu này khi Tây nguyên đang vào mùa mưa bão?

Theo Tri Thức và Phát Triển

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh