THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:23

Thảo quả, thuốc tốt cho tiêu hóa

Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng. Trong nhân dân, thảo quả chủ yếu dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…

Thảo quả, thuốc tốt cho tiêu hóa - Ảnh 1.

Một số đơn thuốc thường dùng

- Trị đau bụng, đầy bụng do hàn thấp tích trệ:

Thảo quả là cây thân thảo, thuộc họ gừng, cao 2 - 3m, thân rễ mọc ngang. Hoa màu đỏ nhạt, mọc ở gốc. Quả chín có màu nâu. Cây mọc hoang và được trồng chủ yếu ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang,… Dùng làm gia vị, chế bánh kẹo và là vị thuốc dùng trong Đông y.

- Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, vùng thượng vị đầy đau: Thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương, mỗi vị 10g; cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 - 5 ngày.

- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy phân sống ở trẻ: Thảo quả 5g, gừng tươi 3g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ. Thảo quả, gừng tươi cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay nhỏ cho vào nồi, cho nước thuốc đun sôi quấy kỹ thành cháo, thêm gia vị trước khi ăn. Ăn ngày 2 lần vào lúc đói. Dùng 2 - 3 ngày.

- Chữa kém ăn, bụng đầy trướng: Thảo quả nướng chín 6g, thương truật 12g, hậu phác 12g, trần bì 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 - 5 ngày.

- Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn, chậm tiêu: Gà trống 1 con khoảng 1kg, thảo quả 6g, riềng 6g, trần bì 3g, hồ tiêu 3g. Cách làm: Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải xô. Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ, chia 2 - 3 lần, ăn trong ngày. Tuần ăn 2 - 3 lần.

- Chữa hôi miệng: Thảo quả giã dập, ngậm nuốt dần. Có thể áp dụng thường xuyên có tác dụng giảm hôi miệng rất tốt.

Theo NGUYỄN NGA/Sức khỏe đời sống

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh