CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:07

Thang máy nội đối diện với thách thức của TPP

 

Một trong những thang máy Việt Nam

Thách thức thị trường nội

Trong thực tế Thị trường thang máy ở Việt Nam hiện nay đang là một trong những thị trường tiềm năng. Bởi tốc độ thị hóa Việt Nam đang có sức bậc mạnh. Chắc chắn sẽ có những tòa nhà cao tầng mọc lên nhanh chóng kéo theo nhu cầu lắp đặt thang máy tăng cao. Đứng trước sự hấp dẫn đó và sự gia nhập TPP đã buộc các doanh nghiệp sản xuất thang máy Việt Nam đối diện với nhiều khó khắn.

Mặc dù số lượng công ty thang máy Việt Nam rất lớn, nhưng số công ty có tên tuổi, hoạt động uy tín chuyên nghiệp chỉ khoảng 10 công ty, trong đó doanh nghiệp nội chỉ khoảng 3-4 đơn vị. Nguyên nhân chính hầu hết các công ty sản xuất thang máy nội địa  không có quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và an toàn. Và, các công ty nước ngoài sẽ dùng sức mạnh tài chính tìm cách thâu tóm. Bên cạnh đó, tâm lý sính ngoại của không ít chủ đầu tư, kẻ hở tham ô của một số đầu tư công  đã khiến cho thang nội không thể chen chân vào các dự án.

Đại diện một công ty thang máy cho biết, khi tiếp nhận hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư đặt ra một trong những tiêu chuẩn quan trọng xét chọn mặt hàng thang máy phải là hàng ngoại. Phần lớn các công trình đều tin tưởng vào dòng thang nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước vì họ tin rằng, loại thang này sẽ đảm bảo về chất lượng và hệ thống an toàn hơn so thang Việt.  

Theo ông Trần Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Cty Thang máy Thái Bình: Thang máy Việt Nam vẫn phần nào thất thế trên sân nhà so với những hãng thang máy nước ngoài. Những thương hiệu thang máy nước ngoài thành công tại thị trường Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Mitsubishi, Nippon (Nhật); Thyssenkrupp (Hàn Quốc); Schindler (Thụy Sĩ),.... Thương hiệu càng lớn, niềm tin cũng tỉ lệ thuận theo.”

Thang máy Thái Bình

Các chuyên gia trong lĩnh vực này đánh giá, trong khi thang máy ngoại đã có một vị thế vững vàng thì dòng thang máy nội địa vẫn còn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình vì nhiều công ty thang máy trong nước đã sản xuất được một số thiết bị cơ bản của thang, như cabin, hộp kỹ thuật... tuy nhiên, mức độ nội địa hóa vẫn còn thấp. thêm vào đó, sự phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn còn rất hạn chế, nhiều linh kiện bắt buộc phải nhập từ nước ngoài. Chưa tính đến việc đầu tư công chưa ưu tiên cho hàng Việt

Tự tin đón đợi TPP

Ông Trần Thọ Huy- Tổng giám đốc công ty Cổ phần Thang máy Thiên Nam cho rằng, triển vọng cho cho các công ty trong nước còn rất lớn, nhu cầu thang máy tang cao và người tiêu dùng ngày càng có nhiều kiến thức hơn về thang máy. Thêm nữa là lợi thế nhân sự của chúng ta ngoài việc kiên trì còn có tay nghề ngày một cao, tính trung thành ... Riêng về giá cả thì hàng nội địa vẫn rẻ hơn khoảng 30% so với giá hàng ngoại nhập và quan trong nhất là công ty chúng tôi có chế độ bảo hành, bảo dưỡng kịp thời và an toàn và chất lượng.”

Nhà máy  của sản xuất thang máy của Công ty Thiên Nam

Được biết, Thiên Nam là doanh nghiệp sản xuất thang máy của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – môt thị trường khó tính nhất trong ngành cơ khí,  Thái Lan. Với sản lượng chiếm hơn 20% thị phần trong nước với hơn 6.500 chiếc thang máy được cung cấp ra thị trường trong nhiều năm qua, Thiên Nam đã khẳng định được tính an toàn, ổn định của sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ sau bán hàng, xây dựng được thương hiệu và niềm tin đối với khách. Có thể nói, hiên, Thiên Nam đang là công ty sản xuất thang máy nội địa lớn nhất ASEAN.

Một trong những sản phẩm của Thiên Nam

Ông Huy chia xẻ thêm, gia nhập TPP là một cơ hội để khẳng định giá tri thực của người lao động và doanh nghiệp. Đứng trước thềm TPP, chúng ta dễ dàng định vị chính mình và cần phải mạnh mẽ chứng minh năng lực nội tại. Riêng Thiên Nam sẽ tập trung nhiều hơn nữa vào khách hàng tư nhân vì sản phẩm này chính nhà đầu sử dụng và đánh giá đúng sản phẩm. Từ đó thương hiệu của chúng tôi sẽ bền chặc hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi có một đội ngũ kỹ sư lành nghề, một số được đào tạo từ Nhật sẽ có cơ hội phát triển cao hơn.

Phấn khởi hơn, ông Trần Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thang Máy Thái Bình khẳng định “Hiện tại nhà máy sản xuất của công ty Thang Máy Thái Bình cung cấp lên đến 800 sản phẩm/ năm tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại, có quy trình tự động hóa cao. Có thể nói, với những gì đã có và đang hướng tới, thang máy Thái Bình sẽ không ngừng phát huy, vững bước trong chặng đường phát triển, tiếp tục đưa ngành thang máy Việt Nam lên những tầm cao mới cả nước, tại những công trình lớn.”

Khảo sát thị trường của một công ty thang máy cho thấy, thị trường Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ hơn 1.500 tháng máy và thang cuốn mỗi năm. “Để không thua trên sân nhà đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải có sự đầu tư nghiêm túc, không dùng thương hiệu nước ngoài để lừa khách hàng, có sự đảm bảo đúng chất lượng, tránh những sự cố thang máy xảy ra…. Từ đó mới khiến nhiều chủ đầu tư, người sử dụng không e ngại nữa mà đặt niềm tin vào thương hiệu thang máy trong nước” Ông Trần Thọ Huy, nói.

Ngọc Thiện/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh