CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:14

Tê mỏi tay lâu ngày coi chừng bị hẹp đốt sống cổ do thoái hóa

 

Trong phẫu thuật điều trị hẹp ống sống cổ do thoái hóa, bác sĩ sẽ mở rộngống sống, tạo không gian thoánghơn cho tủy sống, giải phóngtình trạng chèn ép.


Bệnh hẹp ống sống cổ do thoái hóa có nguyên nhân từ tình trạng cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL - Osscification of Posterior Longituidinal Ligament).

Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, dây chằng dọc sau hóa xương và phì đại làm hẹp lòng ống sống một đoạn dài.

Hẹp ống sống cổ do thoái hóa là bệnh mắc phải, không do bẩm sinh. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị hẹp ống sống cổ bẩm sinh.

Qua quá trình lão hóa, các thành phần trong ống sống như dây chằng vàng, dây chằng dọc sau phì đại lên và hóa xương, làm cho khoảng không gian của ống sống cổ vốn đã hẹp càng trở nên chật chội hơn và chèn ép vào tủy.

Ở người bình thường ống sống không bị hẹp thì những cấu trúc thoái hóa phải phì đại rất lớn mới đủ sức gây ra hậu quả như thế.

Dây chằng dọc sau nằm ở phía sau của thân đốt sống, trước tủy sống. Dây chằng này trải dài từ đầu cột sống (nơi tiếp giáp với xương sọ) đến xương cùng.

Người ta không biết nguyên nhân làm cho dây chằng dọc sau bị cốt hóa, thường chỉ xảy ra tại vùng cổ. Theo thống kê, Nhật là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất, một số giả thiết nghi ngờ có liên đến truyền thống ăn cá sống của người dân nước này.

Khi dây chằng dọc sau bị cốt hóa sẽ ngày càng dày thêm, choán hết lòng ống sống, phần cốt hóa dính khá chặt vào màng tủy. Trong một số trường hợp, các mảnh cốt hóa phì đại đâm vào tủy sống gây ra các triệu chứng của thương tổn tủy.

Một trình trạng ít gặp hơn là hẹp ống sống cổ do phì đại dây chằng vàng. Đó là dây chằng nằm ở phía sau tủy sống, kết nối giữa 2 bản sống.

Sự phì đại của dây chằng này đôi khi chỉ xảy ra ở một hoặc 2 điểm nhưng lại chèn ép vào các cấu trúc thần kinh, gây ra các triệu chứng tương tự như trên.

Về mặt lâm sàng, một số trường hợp hẹp ống sống cổ do thoái hóa không có triệu chứng, bệnh nhân được phát hiện do tình cờ chụp phim khi bị một bệnh lý khác. Đối với những ca biểu hiện thành triệu chứng được chia thành 2 nhóm: Bệnh lý rễ và bệnh lý tủy.

Ở nhóm bệnh lý rễ biểu hiện nổi bật thường là đau và tê. Đau ở cổ và gáy, thường lan ra vai và xuống tay làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (gãi lưng) hoặc lên cao (chải đầu).

Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Cảm giác thường gặp là đau nhức nhối, khó chịu, đôi khi biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng.

Bệnh nhân cũng bị cảm giác tê thường thấy ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón. Khi các ngón tay tê, người bệnh có cảm giác khác lạ lúccầm nắm các đồ vật thường dùng.

Nếu có kèm theo yếu cơ, người bệnh sẽ không cầm nắm chắc được, giảm khả năng viết, cầm đũa hoặc gài nút áo. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay.

Ở nhóm bệnh lý tủy có biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở bụng trước, sau đó là 2 chân và 2 tay.

Chân thường yếu trước 2 tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Nếu bị yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi chạm tay vào hoặc hoạt động gắng sức.

Nếu tình trạng nặng, người bệnh đi lại khó khăn, 2 tay không thể làm việc bình thường được, tiểu khó và thường bị táo bón, cảm thấy thiếu hơi, khó thở.

Lưu ý: Nhiều người có cả biểu hiện của bệnh lý rễ và bệnh lý tủy.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ VÕ XUÂN SƠN / VnExpress

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh