CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:01

Tê giác, voi, tê tê vẫn đang bị giết với số lượng lớn

 

Hội nghị quốc tế cấp cao lần thứ 3 về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nhằm thể hiện cam kết quốc tế ở mức cao nhất trong việc chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã. Đồng thời, đánh giá thực hiện “Tuyên bố London và Kasane” về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật. Đây cũng là dịp để xác định các tồn tại, thách thức của việc thực hiện các hành động trong các tuyên bố, là diễn đàn để các quốc gia và các tổ chức quốc tế tiếp tục đưa ra các cam kết và xây dựng Kế hoạch hành động ưu tiên chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch nước phát biểu tại hội nghị.

 

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, tại Việt Nam, nạn buôn bán trái pháp luật các loại động vật, thực vật hoang dã chưa được ngăn chặn. Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh ngăn tội phạm trong lĩnh vực này. Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ sinh cảnh sống của các loài sinh vật trong tự nhiên. Việt Nam cũng là quốc gia sớm tham gia các Công ước liên hợp quốc về đa dạng sinh học; Công ước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nhà nước Việt Nam cũng ưu tiên thành lập các lực lượng chuyên trách thừa hành pháp luật trong lĩnh vực này…

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đa dạng, bảo tồn sinh học, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã. Như việc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên và tăng trưởng kinh tế; việc thay đổi nhận thức và sinh kế của một bộ phận dân cư phải sống dựa vào sự đa dạng tài nguyên sinh học; việc thay đổi nhu cầu và thói quen tiêu dùng các sản phẩm động, thực vật hoang dã; vấn đề hợp tác quốc tế, ngăn chặn vận chuyển hàng hóa là các vật, động thực vật hoang dã; rồi việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong lĩnh vực này… cũng có những hạn chế nhất định.

“Những năm gần đây, hoạt động buôn bán trái pháp luật các loài thực, động vật hoang dã không còn nằm trong khuôn khổ quốc gia mà đã ở quy mô toàn cầu, có chiều hướng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Đặc biệt là hiện tượng buôn bán ngà voi, tê tê, sừng tê giác, các loài mèo lớn… với sự tham gia của các mạng lưới tội phạm có tổ chức quốc tế, đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài nguy cấp, gây bất ổn anh ninh, xã hội”, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Hoàng tử Anh William chụp ảnh lưu niệm với hình nộm một chú tê giác.

 

Phó Chủ tịch nước cho rằng, vấn đề chống buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã là vấn đề toàn cầu. Để bảo vệ hiệu quả các loài động, thực vật hoang dã cần chú trọng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như hoàn thiện thể chế, pháp luật, thực thi pháp luật; xóa bỏ thị trường tiêu thụ bất hợp pháp; thực hiện các chiến dịch giảm và không còn tiêu dùng động, thực vật hoang dã trái phép; phát triển sinh kế bền vững cho những cộng đồng dân cư sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên....

Tại hội nghị, Hoàng tử William cho rằng việc Việt Nam lần đầu tiên tiêu huỷ ngà voi, sừng tê giác buôn lậu là hành động mạnh mẽ, cho thấy cam kết đáng hoan nghênh về chống buôn bán động vật hoang dã. Trên thế giới, các nước đang đi đúng hướng nhưng chưa đủ nhanh để xử lý khủng hoảng. Tê giác, voi, tê tê vẫn đang bị giết với số lượng "khủng khiếp". Chỉ trong vòng 7 năm, lượng voi châu Phi giảm 30%. Nhu cầu của những người mới mong muốn sử dụng sản phẩm từ ngà voi, sừng tê giác gia tăng, trong khi tội phạm có tổ chức trở nên tinh vi hơn. Những kẻ săn bắt trộm biết cách lặng lẽ và rất khó truy tìm dấu vết. Chúng cũng trở nên tàn bạo hơn, khiến nhiều kiểm lâm bị giết hơn so với cách đây hai năm. 

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh